KỸ NĂNG LEADERSHIP

“Cứ 100 doanh nghiệp hoặc công ty trên thế giới lâm vào tình cảnh phá sản thì có đến 85% trong số đó do chính sách quản lý của người đứng đầu mà ra” – Rand, Công ty tư vấn nổi tiếng thế giới nhận định. Do đó vấn đề lãnh đạo đang trở thành yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp và Leadearship là một trong những vấn đề được các nhà lãnh đạo quan tâm.
 

Leadership là gì?


 
Leadership là kỹ năng lãnh đạo của một cá nhân trong việc thiết lập và vận hành cơ cấu tổ chức như đội, nhóm, phòng ban… Kỹ năng này chỉ được phát huy mạnh mẽ khi đặt trong một tập thể hay tổ chức bất kỳ. Đó là cả một quá trình mà cá nhân đó có sức ảnh hưởng mạnh mẽ thông qua hành động và lời nói đến những người trong tập thể để hoàn thành mục tiêu chung xuất sắc.

Leadership không mang ý nghĩa sai khiến hay ra lệnh cho nhân viên mà là sự tôn trọng, tin tưởng, sự nể phục của những người khác đối với Leader. Leadership đem đến sự khác biệt gợi cảm hứng cho nhân viên có mong muốn đạt được mục tiêu cao hơn. Năng lực lãnh đạo của Leader thể hiện khi họ truyền cảm hứng làm việc đến tập thể bằng cách khơi được nguồn năng lượng làm việc của nhân viên.

Những kỹ năng Leadership cần có

Kỹ năng nhận thức: bao gồm khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề, suy logic và toàn diện. Nhà lãnh đạo cần có các kỹ năng này để nhận thức được các xu thế phát triển, những cơ hội và thách thức trong tương lai, dự đoán được những thay đổi, từ đó hình thành nên tầm nhìn cho tổ chức.

Kỹ năng quan hệ xã hội: bao gồm khả năng nhận thức về hành vi của con người và quá trình tạo lập mối quan hệ giữa con người vơi con người. Cụ thể đó là những hiểu biết về cảm xúc, thái độ, động cơ của con người thông qua lời nói và hành động của họ. Chính kỹ năng “hiểu người” sẽ giúp nhà lãnh đạo có cách truyền cảm hứng và tạo động lực cho cấp dươi một cách hiệu quả.

Kỹ năng công việc: là những kiến thức về phương pháp, tiến trình, kỹ thuật… về một lĩnh vực chuyên biệt nào đó. Người lãnh đạo cần phải là người sở hữu các tri thức và phải là chuyên gia trong lĩnh vực họ đang làm. Một nhà lãnh đạo tốt phải là một nhà quản lý giỏi, vì vậy nhà lãnh đạo phải có được các kỹ năng quản lý, lập kế hoạch… của một nhà quản lý.
 
=> Tất nhiên, không ai có thể hội tụ đủ tất cả các kỹ năng này, nhà lãnh đạo có thể có kỹ năng này nhưng không có kỹ năng kia. Vì vậy, họ cần phải có khả năng học tập liên tục và tự phát triển những kỹ năng mà mình còn khiếm khuyết, cũng như cần phải áp dụng một cách rất linh hoạt các kỹ năng trong công việc lãnh đạo của mình.

Những nguyên tắc để phát triển kỹ năng lãnh đạo

1. Tự tin và quyết đoán

Một người lãnh đạo cần phải có sự tự tin và luôn có lòng tin vào chính mình. Luôn trau dồi và học hỏi mỗi ngày để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, đồng thời khẳng định được vị trí của mình và là người dẫn đường, để nhân viên cấp dưới tín nhiệm và đồng lòng theo bạn vô điều kiện. Có khả năng quyết đoán sự việc nhanh và đúng để không gây ảnh hưởng đến tập thể. Dám chấp nhận rủi ro thất bại nếu quyết định sai và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

2. Có tầm nhìn sâu rộng

Lãnh đạo luôn có tầm nhìn sâu rộng, bạn sẽ có những phương án dự phòng phù hợp để tránh trường hợp rủi ro. Có khả năng lên kế hoạch đồng thời thiết lập được mục tiêu chính xác.Và là người đã tích lũy kinh nghiệm trong thời gian dài. Do đó, cần phát triển kỹ năng lãnh đạo đồng thời trau dồi và va chạm thực tiễn càng nhiều càng tốt để khi có vấn đề xảy ra sẽ có nhiều hướng và giải pháp.

3. Giải quyết vấn đề

Trong công việc sẽ gặp rất nhiều khó khăn.Quá trình giải quyết vần đề theo các bước sau đây: tìm hiểu vấn đề, xác định vấn đề đang xảy ra là gì, tìm hiểu nguyên nhân ,tìm cách giải quyết những vấn đề trên theo giải pháp tối nhất. Một nhà quản lý giỏi sẽ tiến hành quá trình này một cách khéo léo và hiệu quả.

4. Quản lý và lập kế hoạch

Lãnh đạo là người xây dựng tầm nhìn chiến lược cho công ty, cho tổ chức, đồng thời cũng phải quản lý và lập kế hoạch cho các mục tiêu mà công cần đạt trong thời gian sắp tới. 
Kỹ năng lập kế hoạch là đưa ra được các kế hoạch hợp lý, đồng thời bố trí thời gian cho từng công việc của bản thân, quản lý team, họp hành… phân nhiệm vụ cho từng nhân viên theo đúng năng lực, định hướng mục tiêu cho nhân viên, truyền tải thông tin chính xác, giúp thực thi nhanh hơn, đồng thời giải quyết mọi vấn đề nhanh chóng và linh hoạt.
Có khả năng quản lý và lập kế hoạch, thì nhà lãnh đạo mới có thể duy trì, phát triển và thay đổi được tầm nhìn chiến lược khi cần thiết.

5. Trao quyền cho nhân viên

Lãnh đạo là người luôn quan sát và đánh giá được năng lực của từng thành viên trong nhóm. Luôn tin tưởng vào năng lực của từng thành viên, giao nhiệm vụ phù hợp với năng lực và khả năng của mỗi người. Đồng thời sẽ giúp bạn giảm bớt lượng công việc và hoàn thành mục tiêu của cá nhân hay tập thể nhanh chóng nhất. Họ có thể là những người giúp bổ sung những khuyết điểm của bạn. Lãnh đạo phải có chính sách đãi ngộ đặc biệt, dành cho những nhân viên có nhiều cống hiến để truyền thêm động lực cho mỗi cá nhân.

Chia sẻ bài viết

Bài viết khác

TOPPION BSC-OKR-KPI: GIẢI PHÁP VÀ THỰC THI CHIẾN LƯỢC BSC-OKR-KPI TOÀN DIỆN #1 VIỆT NAM

ĐÁP ỨNG MỌI NHU CẦU VỀ ĐÀO TẠO - QUẢN TRỊ - TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN Phù hợp với đa dạng quy mô và loại hình kinh doanh tại Việt...

BSC VÀ KPI LÀ GÌ? HƯỚNG DẪN TOÀN DIỆN CÁCH ỨNG DỤNG BSC VÀ KPI TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

BSC và KPI là hai khái niệm quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Đây là những công cụ hữu ích giúp quản lý và đo lường hiệu suất hoạt động...

THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG LÀ GÌ? PHƯƠNG PHÁP ỨNG DỤNG THẺ CÂN BẰNG TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VÀO DOANH NGHIỆP

Không ít doanh nghiệp hiện nay đã áp dụng Thẻ điểm cân bằng như một công cụ hữu hiệu trong công việc quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động...

BALANCED SCORECARD LÀ GÌ? MÔ HÌNH VÀ 10 BƯỚC TRIỂN KHAI BSC CHUẨN QUỐC TẾ

Liệu Balanced Scorecard có phải là giải pháp giúp các doanh nghiệp quản trị và thực thi chiến lược một cách hiệu quả?  

ƯU ĐÃI TƯNG BỪNG - ĐÓN MỪNG SINH NHẬT TOPPION 12 TUỔI

Trong suốt hành trình 12 năm hình thành và phát triển, đội ngũ Toppion không ngừng nỗ lực mang đến những giải pháp giúp hàng ngàn doanh nghiệp tập đoàn Việt...

ẢNH HƯỞNG MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG CHỮ U ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

Nhắc đến mô hình tăng trưởng chữ U, phần lớn nhiều doanh nghiệp đang mong muốn được phục hồi sau một thời gian dài của covid vừa qua. Nhưng phải làm...