Dựa trên kiến thức nền tảng và các công cụ triển khai BSC/KPIs từ Palladium Kaplan – Norton Balanced Scorecard, Viện KPI Quốc Tế và Hiệp Hội BSC Hoa Kỳ (Balanced Scorecard Institute – BSI) kết hợp với hơn 10 năm kinh nghiệm triển khai thực tiễn BSC/KPIs tại Việt Nam, thành công có, thất bại có, TOPPION đã đúc kết mô hình 10 Bước triển khai BSC/KPIs. Đây được xem là Mô hình chuẩn để các Doanh nghiệp có thể áp dụng triển khai cho chính công ty mình.
Bước 1: Đánh giá tổng thể (Organizational Assessment) Phân tích & đánh giá tổng thể thực trạng doanh nghiệp, gồm: Tầm nhìn, sứ mệnh, kỳ vọng khách hàng, yếu tố quyết định thành công, SWOT, lợi thế cạnh tranh, sơ đồ tổ chức, chiến lược, hệ thống, quy trình, chính sách, con người, văn hóa....
Bước 2: Xây dựng Chiến lược (Strategy Formulation) Sau khi Doanh nghiệp đã phân tích môi trường kinh doanh và xác định được tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, lợi thế cạnh tranh, bước tiếp theo là lựa chọn các chiến lược phù hợp (“Strategic Theme”). Theo kinh nghiệm triển khai thành công của các Chuyên Gia (Best Practices), khuyến nghị không nên chọn quá 04 chiến lược.
Bước 3: Xác định Mục tiêu & Kết quả Chiến lược (Strategic Objectives & Results) Bước này giúp Doanh nghiệp trả lời 2 câu hỏi: • Doanh nghiệp cần phải đạt được những mục tiêu gì để giúp chiến lược đã lựa chọn thành công? • Các kết quả sơ bộ nào để có thể đánh giá chiến lược này thành công?
Bước 4: Xây Dựng Bản Đồ Chiến Lược Cấp Công ty (Strategy Mapping) Xây dựng bản đồ chiến lược cấp công ty theo 04 phương diện BSC (Tài chính, Khách hàng, Quy trình, Học hỏi & Phát triển).
Bước 5: Xây Dựng Thước Đo (Performance Measures) Bước này giúp trả lời cho câu hỏi “Làm sao biết Doanh nghiệp đã thực hiện thành công một mục tiêu chiến lược nào đó? Nó được thể hiện qua thông số nào?”.
Bước 6: Xây Dựng Giải Pháp Chiến Lược (Key Strategic Initiative - KSI) Bước này trả lời cho câu hỏi “Với mục tiêu chiến lược đã xây dựng, Doanh nghiệp cần lựa chọn các giải pháp nào để đạt được các mục tiêu đó?”.
Bước 7: Ứng dụng Phần mềm Quản trị Chiến lược (Automation) Doanh nghiệp cần một hệ thống theo dõi và đánh giá quá trình thực thi chiến lược, thể hiện một bức tranh tổng thể rõ ràng và trực quan, nhờ vào các thông số được hợp nhất từ nhiều bộ phận (dashboard), nhằm phục vụ cho công tác điều hành và chỉ đạo kịp thời của Ban lãnh đạo. Quá trình này không thể triển khai thủ công, mà cần sự tự động hóa dựa trên các phần mềm chuyên biệt. Các phần mềm này sẽ giúp Doanh nghiệp trao đổi thông tin, thu thập dữ liệu, truy xuất các báo cáo, biểu đồ đánh giá kịp thời và chính xác.
Bước 8: Phân Bổ (Cascading) Kinh nghiệm thực tiễn của các Chuyên Gia đã chỉ ra rằng: một trong những nguyên nhân chính khiến Dự án BSC/KPIs triển khai thất bại là do năng lực phân bổ BSC/KPIs từ Lãnh đạo cấp cao xuống các cấp thấp hơn không hiệu quả, quá trình truyền thông thiếu thông suốt và đồng bộ từ BSC/KPIs công ty xuống BSC/KPIs phòng ban, bộ phận, cho đến BSC/KPIs cá nhân. Trong quá trình này, các nguyên tắc, phương pháp làm cần phải được đồng bộ chặt chẽ, nếu không có thể dẫn đến các BSC/KPIs phòng ban, bộ phận, cá nhân sẽ không liên kết được với BSC/KPIs công ty. Đặc biệt, một trong các yếu tố không kém phần quan trọng đó chính là công cụ lượng hoá, đo lường và đánh giá từ cấp cá nhân đến cấp công ty.
Bước 9: Phong cách Lãnh Đạo & Văn hóa (Leadership style & Culture) Xây dựng và phát triển Phong cách lãnh đạo, Văn hóa doanh nghiệp phù hợp để nuôi dưỡng và tối ưu hoá được BSC/KPIs. Đây là điểm mấu chốt quyết định gần như việc thành hay bại của dự án BSC/KPIs, biến BSC/KPIs không những là một công cụ mà còn là một Văn hoá điều hành, làm việc hướng đến năng suất. Yếu tố này sẽ tạo ra tính bền vững của BSC/KPIs cho Doanh nghiệp.
Bước 10: Đánh Giá & Hiệu Chỉnh (Evaluation) Hệ thống BSC/KPIs mà Doanh nghiệp vừa xây dựng chỉ là “viễn cảnh trong phòng thí nghiệm”. Khi môi trường kinh doanh thay đổi, nguồn lực thay đổi,… chiến lược của Doanh nghiệp cũng phải thay đổi theo. Điều này sẽ phải khiến cho hệ thống BSC/KPIs thay đổi một cách linh hoạt. Một trong những dấu hiệu nhận biết hệ thống BSC/KPIs thành công chính là tổng thời gian đội ngũ điều chỉnh BSC/KPIs mất bao lâu khi chiến lược, mục tiêu Doanh nghiệp thay đổi.
Nếu Doanh nghiệp của Bạn đang rơi vào một trong bốn giai đoạn sau: • Đã nghe nói về phương pháp BSC/KPIs và muốn tìm hiểu thêm • Đã xây dựng một hệ thống Balanced Scorecard/KPIs của riêng mình và cần hỗ trợ chuyên môn để phát triển hệ thống này lên một tầm cao hơn • Đang gặp vấn đề trong quá trình xây dựng và triển khai hệ thống Balanced Scorecard/KPIs • Có một hệ thống Balanced Scorecard/KPIs hoạt động tốt nhưng muốn đánh giá lại để cập nhật mới.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn trực tiếp tại Doanh nghiệp của Bạn.