BALANCED SCORECARD LÀ GÌ? MÔ HÌNH VÀ 10 BƯỚC TRIỂN KHAI BSC CHUẨN QUỐC TẾ
Balanced scorecard (BSC) là gì?
Balanced Scorecard (viết tắt BSC) hay còn gọi là “bảng điểm cân bằng" là công cụ quản trị và thực thi chiến lược được phát triển bởi Robert Kaplan và David Norton vào năm 1991. Báo cáo về công cụ Balanced Scorecard, cứ 1000 doanh nghiệp trên thế giới thì có đến 65% doanh nghiệp hàng đầu sử dụng, thuộc top 5 công cụ quản trị hiện đại được ứng dụng rộng rãi và là công cụ có tầm ảnh hưởng trong 75 năm qua.
Công cụ Balanced Scorecard chuẩn quốc tế giúp doanh nghiệp thực hiện các nguyên lý về kết nối các mục tiêu giữa các phòng ban và toàn công ty, đo lường kết quả thực thi, định hướng loại bỏ những công việc tầm nhìn ra khỏi tổ chức và cân bằng giữa 4 phương tiện: Tài chính, khách hàng, quy mô, học hỏi và phát triển với tầm nhìn.
Mô hình balanced scorecard chuẩn quốc tế
Mô hình quản trị chiến lược BSC giúp doanh nghiệp xác định và triển khai các định hướng phát triển từ giai đoạn thiết lập đến theo dõi và đo lường kết quả. Nó đảm bảo sự cân bằng giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, tài chính và phi tài chính, đầu vào và đầu ra, hoạt động xã hội và nội bộ. Mục tiêu chính là duy trì sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Dưới đây là 4 khía cạnh giúp doanh nghiệp đánh giá của Balanced Scorecard:
Thước đo tài chính
- Đo lường các yếu tố như chi phí cố định, chi phí khấu hao, lợi nhuận.
- Thường tốn nhiều thời gian để đo lường và là sự xác nhận muộn cho hiệu quả hoạt động trước đó.
Thước đo khách hàng
- Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng.
- Các câu hỏi quan trọng
- Chân dung khách hàng mục tiêu đã đúng chưa?
- Cảm nhận của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ?
- Tỷ lệ phản hồi tích cực/tiêu cực?
- Nhận xét so sánh giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh?
Quy trình nội bộ
- Đánh giá mức độ hoàn thiện công việc và rút ra bài học để cải thiện hoạt động doanh nghiệp.
- Các tiêu chí bao gồm tốc độ tăng trưởng quy mô, tỷ lệ lao động gắn bó, thời gian xử lý công việc.
Học hỏi và phát triển
- Không có con số chính xác để đo lường.
- Kiểm tra và cải thiện chính sách, công cụ ảnh hưởng đến năng suất làm việc của nhân viên để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.
Tóm lại, mô hình Balanced Scorecard tập trung vào duy trì và phát triển bền vững doanh nghiệp thông qua sự cân bằng và đánh giá toàn diện các khía cạnh quan trọng.
10 bước triển khai & xây dựng balanced scorecard theo phương pháp luận chuẩn quốc tế
Bước 1: Đánh giá tổng thể
Đây là bước tư duy hệ thống, phân tích và đánh giá tổng thể thực trạng doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng bức tranh tầm nhìn 3-5 năm, nghiên cứu xác định những điểm mạnh của doanh nghiệp và đối thủ để đưa ra các yêu cầu cụ thể cho việc xây dựng thẻ điểm cân bằng.
Bước 2: Xây dựng chiến lược
Để thực hiện bước này doanh nghiệp phải thực hiện xác định được ngôi nhà văn hoá, phân tích doanh nghiệp và đưa ra các chiến lược phù hợp. Lưu ý theo kinh nghiệm triển khai thành công của các chuyên gia khuyến nghị chỉ nên lựa chọn từ 1 đến 2 chiến lược.
Bước 3: Xác định kết quả chiến lược
Bước xác định kết quả có thể lượng hoá, đo lường, cảm nhận sau khi thực hiện chiến lược đã chọn ở bước thứ 2, từ đó chứng minh kết quả chiến lược hoàn thành. Ở bước này càng cụ thể càng dễ đo lường và đánh giá.
Bước 4: Bản đồ chiến lược
Để xây dựng bản đồ chiến lược, các doanh nghiệp lưu ý có bao nhiêu lựa chọn chiến lược sẽ có bấy nhiêu bản đồ chiến lược. Bản đồ chiến lược được hiểu là những mục tiêu then chốt đan xen theo quy luật nhân quả, được kết nối chặt chẽ, tối ưu giúp đạt các mục tiêu và đưa lại kết quả cho từng chiến lược có đạt hay không?
Bước 5: Mô hình xương cá
Mô hình này giúp doanh nghiệp xác lập những mục tiêu khu vực trọng tâm. Mỗi mục tiêu trong bản đồ chiến lược sẽ là một đầu cá hoàn thành. Vậy để đạt được đầu cá mục tiêu thì doanh nghiệp phải đạt được các xương cá mục tiêu. Đối với mô hình này giúp kết nối mục tiêu phòng ban và mục tiêu cấp công ty dễ dàng.
Bước 6: Đo lường và chỉ tiêu
Đo lường mục tiêu, định nghĩa, min max cho từng quý, từng tháng, từng năm, chu kì…
Bước 7: Phân bổ tỷ trọng
Đây là bước cực kỳ quan trọng để quyết định những mức độ ưu tiên của công ty/ CEO vào phân bổ từng tỷ trọng khu vực muốn triển khai BSC/KPIs. Để thực hiện phân bổ tỷ trọng doanh nghiệp cần thực hiện đúng những nguyên tắc: phân bổ tỷ trọng cấp công ty và phân bổ tỷ trọng cấp phòng ban.
Bước 8: Action plan
Bước vô cùng quan trọng để xác định kế hoạch, từng bước hoạt động của công ty để đạt được những mục tiêu, chiến lược đề ra.
Bước 9: Phong cách lãnh đạo & văn hóa
Xây dựng và phát triển phong cách lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp phù hợp để nuôi dưỡng và tối ưu hoá được BSC/KPIs. Đây là điểm mấu chốt quyết định gần như việc thành hay bại của dự án BSC/KPIs, biến BSC/KPIs không những là một công cụ mà còn là một Văn hoá điều hành, làm việc hướng đến năng suất. Yếu tố này sẽ tạo ra tính bền vững của BSC/KPIs cho doanh nghiệp.
Bước 10: Hiệu chỉnh
Hệ thống BSC/KPIs được xây dựng cho doanh nghiệp chỉ là một kịch bản thử nghiệm. Khi môi trường kinh doanh thay đổi, chiến lược của doanh nghiệp cũng cần thích nghi và hiệu chỉnh cho phù hợp với từng mục tiêu phòng ban/ toàn công ty.
Lý do thất bại điển hình khi triển khai BSC và KPI
BSC KPI là công cụ quản trị thực thi chiến lược hiện đại và hiệu quả trên thế giới. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào ứng dụng cũng thành công với phương pháp này. Dưới đây là một số nguyên nhân thất bại:
Xây dựng hệ thống BSC/KPIs chưa đúng phương pháp
- KPI xây theo mô tả công việc
- KPI quá nhiều và không trọng tâm
- KPI chưa liên kết với chiến lược
- KPI theo mục tiêu ngắn hạn
- KPI xây từ phòng ban đi lên
- KPI xây theo mẫu có sẵn trên mạng
Hành vi lãnh đạo
- CEO không tham gia xây BSC-KPI
- CEO không sát sao quá trình triển khai
- CEO chưa quyết liệt triển khai đến cùng
- Cách truyền thông nội bộ chưa đúng
Tư duy và năng lực đội ngũ
- Đội ngũ chống đối, bàn lùi, đùn đẩy KPI
- Tư duy, năng lực, phong cách hiện tại chưa phù hợp
Văn hoá doanh nghiệp chưa phù hợp để triển khai BSC/KPIs
Giải pháp xây dựng và quản trị BSC-KPI chuyên sâu và toàn diện nhất hiện nay
TOPKPI - phần mềm quản trị và thực thi chiến lược BSC/KPIs cho doanh nghiệp được thiết kế theo phương pháp luận chuẩn quốc tế. Giải pháp toàn diện đáp ứng mọi nhu cầu về quản trị, thực thi chiến lược và KPI. Giúp doanh nghiệp hiện thực hóa kết quả chiến lược, tối ưu hiệu quả, tiết kiệm thời gian vận hành.
TOPKPI - Phần mềm triển khai BSC/KPIs:
- Tích hợp E-Learning giúp đồng bộ kiến thức BSC-KPI
- Nắm vững lộ trình triển khai BSC-KPI hoàn chỉnh từ A-Z
- Tích hợp framework 10 bước triển khai BSC-KPI chuẩn
- Dashboard toàn diện và chi tiết giúp quản lý đưa ra quyết định nhanh chóng
- Hệ thống báo cáo toàn diện, kết nối toàn phòng ban và toàn công ty
- Tự động phân bổ KPI đền từng phòng ban chỉ với 1 click chuột
- Phân hệ báo cáo KPI cho phép tự động liên kết với kết quả chiến lược của công ty
- Giao diện thân thiện, dễ dàng sử dụng
Đăng ký nhận tư vấn, khám phá sức mạnh đột phá của TOPKPI ngay hôm nay!!!