ẢNH HƯỞNG MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG CHỮ U ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
Nhắc đến mô hình tăng trưởng chữ U, phần lớn nhiều doanh nghiệp đang mong muốn được phục hồi sau một thời gian dài của covid vừa qua. Nhưng phải làm thế nào làm sao thì đó cũng là một vấn đề nan giải, không phải ngày một ngày hai là được.
Mô hình tăng trưởng chữ U là gì?
Mô hình phục hồi hình chữ U mô tả một loại suy thoái và phục hồi kinh tế trên biểu đồ có hình chữ U, được tạo nên do các số liệu thể hiện sức mạnh kinh tế, chẳng hạn như tỉ lệ việc làm, GDP và đầu vào công nghiệp giảm dần dần rồi sau đó tăng dần theo thời gian về lại mức đỉnh ban đầu, thường trong khoảng thời gian từ 12 đến 24 tháng.
Khi có suy thoái dạng chữ U, nền kinh tế khi suy thoái chạm đáy sẽ ở lại đáy một khoảng thời gian, sau đó mới bắt đầu khôi phục trở lại với đỉnh như trước suy thoái.
1/ Giảm tốc (Slowdown)
Doanh nghiệp gặp phải thách thức hoặc sự giảm tốc tạm thời trong tăng trưởng. Nguyên nhân có thể bao gồm tình hình kinh tế chung không ổn định, biến đổi trong môi trường kinh doanh, hay thay đổi trong thị trường.
2/ Suy thoái (Downturn)
Doanh nghiệp đối mặt với sự suy thoái mạnh hơn, có thể do các yếu tố kinh tế hoặc sự cố khủng bố như đại dịch, khủng hoảng tài chính, hoặc thiên tai. Hoạt động kinh doanh giảm sút, doanh số bán hàng giảm, và có thể xảy ra cắt giảm chi phí.
3/ Phục hồi (Recovery)
Sau giai đoạn suy thoái, doanh nghiệp bắt đầu thấy dấu hiệu của sự phục hồi. Tình hình kinh tế ổn định hơn, người tiêu dùng và nhà đầu tư trở lại thị trường. Doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội này để điều chỉnh chiến lược và tập trung vào việc phục hồi doanh số bán hàng.
4/ Tăng trưởng (Growth)
Doanh nghiệp trải qua giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ sau khi phục hồi. Sự tin tưởng từ khách hàng và nhà đầu tư gia tăng, dẫn đến tăng doanh số bán hàng và doanh thu. Các chiến lược đổi mới sản phẩm, mở rộng thị trường, hoặc tối ưu hóa hiệu suất có thể được triển khai để duy trì tăng trưởng.
5/ Đột phá (Breakthrough)
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp đạt đến một điểm cao mới trong tăng trưởng. Có thể là kết quả của việc tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ đột phá, tận dụng xu hướng công nghệ mới, hoặc khai thác thị trường mới.
6/ Bền vững (Sustainability)
Doanh nghiệp duy trì sự tăng trưởng bền vững trong thời gian dài. Các chiến lược tối ưu hóa hoạt động, quản lý rủi ro và phát triển nhân lực có thể được thực hiện để đảm bảo bền vững và ổn định.
Ảnh hưởng mô hình chữ U đối với các Doanh nghiệp trong năm 2023 - 2024 là gì?
Trong điều kiện nhanh chóng kiểm soát được sự lây lan của dịch bệnh, đặc biệt, Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội sau đại dịch sắp được Quốc hội thông qua sẽ là nguồn lực hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất và an sinh. Nếu được thực hiện hiệu quả, đúng và trúng mục tiêu, đây sẽ là đòn bẩy lớn cho nền kinh tế trong năm 2023 và các năm tiếp theo. Đại dịch Covid-19 trong 2 năm vừa qua đã gây ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Trong thời gian qua, mặt bằng lãi suất đã được giảm tương đối. Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm liên tục 4 lần các mức lãi suất điều hành với mức giảm 0,5 - 2,0%/năm. Mặc dù vậy, tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp, đến 15/6/2023 chỉ tăng 3,36% so với năm 2022, chưa bằng 1/4 mục tiêu tăng trưởng tín dụng của năm (khoảng 14-15%).
Theo Cục Đăng ký kinh doanh, nguyên nhân của việc tín dụng tăng trưởng chậm là do Doanh nghiệp hiện nay còn khá khó khăn, hàng tồn kho nhiều, thậm chí một số Doanh nghiệp phải giảm bớt người lao động. Giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao dẫn tới giá cả hàng hóa tăng, trong khi sức mua của nền kinh tế cả trong nước và thế giới đều suy giảm, gây khó khăn về đầu ra tiêu thụ sản phẩm do thiếu đơn hàng, dẫn đến nhu cầu vay vốn mới để sản xuất giảm sút.
Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp tháng 05/2023 đã tích cực hơn với chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 năm 2023 tăng 2,2% so với tháng trước. Trong đó, sản xuất đồ uống tăng 11,1%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị tăng 9,9%; sản xuất kim loại tăng 9,4%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 6,5%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,7% …
Hoạt động thương mại và dịch vụ tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Năm ước tính tăng 11,5%; vận chuyển hành khách tăng 13,6% và luân chuyển hành khách tăng 21,8%; vận chuyển hàng hóa tăng 20,7% và luân chuyển hàng hóa tăng 15,8%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước, vận chuyển hành khách tăng 21,2% và luân chuyển tăng 41,9%; vận chuyển hàng hóa tăng 18% và luân chuyển tăng 17,9%.
Điều đó cho thấy rằng, sau 2 năm suy thoái chạm đáy một khoảng thời gian thì nền kinh tế bắt đầu khôi phục trở lại và có thể đạt đỉnh như trước suy thoái.
Các Doanh nghiệp cần làm gì trước sự tăng trưởng của mô hình chữ U?
Để phục hồi Doanh nghiệp, thì việc cần làm trước tiên chính là cải tiến nội bộ Doanh nghiệp, có những quy trình rõ ràng, nhân sự chuyên môn chắc thì mới có thể đương đầu mà phát triển.
Và việc đầu tiên chính là cải tổ lại nguồn nhân lực, xây dựng chiến lược nhân sự hoàn hảo để có thể đương đầu với những thay đổi liên tục của thế giới. Và một Giám đốc nhân sự của công ty không chỉ là một cánh tay đắc lực mà còn phải là một kiện tướng thực chiến. Phải biết phân tích ngành thông qua lợi thế cạnh tranh và các yếu tố bên ngoài. Đánh giá nguồn lực nội bộ hiện tại và xác định được chiến lược, mô hình nhân sự thời đại mới, sau đó có một quy trình xây dựng nguyên tắc trong triển khai chiến lược nhân sự.
Hiểu biết các xu hướng thay đổi của ngành đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo yêu cầu đối với nguồn nhân lực của bất kỳ doanh nghiệp nào.