KHÓA HỌC KỸ NĂNG MỀM CHO QUẢN LÝ

Để trở thành một nhà quản lý thành công thì bên cạnh kiến thức nghề nghiệp và năng lực nghiệp vụ, kỹ năng mềm là một trong những yếu tố cần thiết mà những nhà quản lý cần phải có. Kỹ năng mềm của nhà quản lý thể hiện qua tính cách, thói quen, hành vi khi bạn làm việc với đối tác, với khách hàng.
Dưới đây là những kỹ năng mềm quan trọng nhất mà nhà quản lý cần phải nắm vững.
  1. Kỹ năng giao tiếp
Là một nhà quản lý giao tiếp rành mạch, rõ ràng là việc rất là cần thiết. Không chỉ giao tiếp tốt qua văn bản mà còn phải giao tiếp tốt qua lời nói. Vì nhà quản lý là mẫu người để nhân viên học hỏi và noi theo. Bạn phải duy trì cách cư xử tốt đẹp trong tất cả mối quan hệ của mình, không những giao tiếp gián tiếp hay trực tiếp và làm việc thế nào để tăng cường những mối quan hệ này  Mục tiêu của bạn là làm cho nhân viên và đồng nghiệp của mình cảm thấy thoải mái khi ở xung quanh bạn và tin tưởng vào bạn.
  1. Kỹ năng quản lý thời gian
Thời gian không bao giờ là đủ đối với một nhà quản lý. Để trở thành nhà quản lý thành công, điều quan trọng là bạn cần phát triển, và liên tục cải thiện những kỹ năng của mình và quảnlý thời gian cho hợp lý. Làm những việc ưu tiên để hoàn thành công việc của bản thân và hỗ trợ đưa ra những ý kiến thêm cho các phòng ban.
  1. Tính linh hoạt
Trong công việc luôn gặp nhiều khó khăn nhà quản lý phải có sự linh hoạt để đối phó, xử lý với sự thay đổi liên tục, có sự chuẩn bị, phản ứng nhanh cho những thay đổi không mong đợi.
  1. Kỹ năng quản lý hiệu quả
Nhiều nhà quản lý được đánh giá cao bởi khả năng đưa ra những ý kiến, những gì cần phải làm và thúc đẩy hoàn thành những việc này một cách nhanh chóng nhất. Không chỉ đảm nhận nhiệm vụ mà còn thực hiện với một thái độ tích cực và hăng say từ việc đó.
  1. Trách nhiệm
Trác nhiệm là một trong những giá trị không thể thiếu của một nhân viên và một nhà quản lý. Nhà quản lý có trách nhiệm tuân thủ nội quy, quy chế và các quy định của tổ chức, không đùn đẩy, đổ thừa trách nhiệm của mình cho người khác, làm việc một cách tự giác, chủ động, linh hoạt và sáng tạo, luôn đóng góp ý kiến không chỉ bộ phần mình mà cả phòng ban khác, luôn nỗ lực hết sức mình.
  1. Làm việc trung thực
Bất kỳ ai cũng tôn trọng những người trung thực, dù đó là nhân viên hay cấp trên. Làm việc đúng với năng lực, thực lực của mình không dựa dẫm vào người khác. Không nên tạo vỏ bọc giả dối, đừng chỉ nói những gì bạn nghĩ rằng cấp trên của bạn muốn nghe, bạn có tập trung làm việc của mình không hay chỉ ngồi chơi và xem những người khác làm việc? Bạn có phải là người làm việc chăm chỉ nhất không? Nếu không, bạn nên thay đổi.
  1. Kỹ năng lắng nghe tích cực
Nhà quản lý cần phải có khả năng lắng nghe và suy xét những đề xuất của nhân viên cấp dưới. Luôn lắng nghe để hiểu rõ những sự việc, ý định và kết quả của nhân viên mình từ đó hiểu rõ đâu là vấn đề thực sự cần giải quyết. Lắng nghe những ý kiến, sáng tạo và tạo tinh thần xây dựng cho nhân viên để họ có sự chủ động trong công việc hơn, vì điều này giúp tránh những xung đột và giúp tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên và người quản lý.
Chúc bạn sớm trở thành một nhà quản lý đủ tâm-tầm-tài!
Nếu bạn đang cần thêm thông tin hay có bất cứ câu hỏi có thể liên hệ ngay tới bộ phận tư vấn và chăm sóc khách hàng để được giải đáp những thắc mắc cũng như tư vấn về dịch vụ:
Công Ty CP Đầu Tư & Phát Triển Giáo Dục TOPPION
55 Trương Quốc Dung, P. 10, Q. Phú Nhuận,Tp. Hồ Chí Minh (TPHCM)
Hottline: (028) 38442369
Email: info@toppion.com.vn
Website: www.toppion.com.vn
Chia sẻ bài viết

Bài viết khác

CÙNG TOPPION NÂNG TẦM LÃNH ĐẠO THÔNG QUA KHÓA HỌC QUẢN LÝ NHÂN SỰ CHO QUẢN LÝ - HRM FOR NON-HRM

Lo lắng và lúng túng không chỉ cảm xúc hầu hết của những bạn mới chập chững vào nghề nhân sự mà đôi khi cũng xuất hiện ở những người Quản...

Ảnh hưởng mô hình tăng trưởng chữ U đối với các Doanh nghiệp

Nhắc đến mô hình tăng trưởng chữ U, phần lớn nhiều Doanh nghiệp đang mong muốn được phục hồi sau một thời gian dài của covid vừa qua. Nhưng phải làm...

Kỹ năng kèm cặp, huấn luyện nhân viên hiệu quả

Kèm cặp, huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân viên hiểu về doanh nghiệp, hiểu về định hướng công ty và phát triển tối đa tiềm năng là điều...

BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG?

Bản đồ chiến lược đóng vai trò quan trọng đưa doanh nghiệp đến thành công. Một doanh nghiệp lên bản đồ chiến lược tốt sẽ giúp hoạch định tương lai rõ...

Ma trận IE là gì, các thành phần của ma trận IE

Ma trận IE hay còn được biết đến với tên đầy đủ là Internal-External Matrix thường được các doanh nghiệp lựa chọn để phân tích yếu tố bên ngoài và bên...