TẠI SAO VĂN HÓA DOANH NGHIỆP LẠI QUAN TRỌNG?

Khi mà văn hóa doanh nghiệp trở thành đề tài được nhiều doanh nghiệp lớn chú trọng đầu tư, không ít người đã đặt ra câu hỏi “tại sao văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng”? Edouard Herriot từng nói: “Văn hóa chính là cái còn lại khi người ta quên hết, chính là cái còn thiếu khi người ta đã học đủ cả”. Đó là nhận định về văn hóa nói chung, tuy nhiên điều này vẫn đúng khi nhận xét về văn hóa doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp thành công song chỉ chú ý đến hoạt động kinh doanh mà quên mất văn hóa doanh nghiệp khiến sự phát triển của doanh nghiệp không bền vững. Và khi doanh nghiệp đứng trên bờ vực thất bại, chính văn hóa doanh nghiệp lại trở thành đòn bẩy giúp doanh nghiệp đứng dậy. Đó cũng chính là nguyên nhân thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư phát triển văn hóa.
 

Văn hóa là tấm thẻ căn cước của doanh nghiệp

Chúng tôi từng nghe đâu đó, có người cho rằng: tại sao văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng? Thương hiệu mới là thứ thực sự quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững chứ? Liệu nhận định này là đúng hay chưa đúng?
 
Thực chất, nhận định này không phải là không có căn cứ. Bởi giữa hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ trên thị trường, đâu sẽ là yếu tố phân biệt công ty bạn với những công ty khác? Đâu sẽ là yếu tố giúp khách hàng nhận ra bạn là một doanh nghiệp Việt Nam chứ không phải là một doanh nghiệp nước ngoài? Đâu là yếu tố giúp khách hàng phân biệt đó là Vinamilk chứ không phải Nutifood? Nhiều người cho rằng đó là nhờ công của bộ nhận dạng thương hiệu, song chính bộ nhận dạng thương hiệu cũng là một phần của văn hóa doanh nghiệp. 
 
Văn hóa doanh nghiệp bao hàm những gì là cơ bản, dễ nhận thấy nhất cho đến những gì thuộc tầng sâu nhất, chi phối tư duy và cách làm việc của từng cá nhân trong doanh nghiệp. Giống như mỗi quốc gia đều có một quốc kỳ, mỗi doanh nghiệp cũng có một logo, một slogan nói lên triết lý kinh doanh hoặc mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Ví dụ như nói đến Viettel chúng ta nhớ ngay đến câu slogan “hãy nói theo cách của bạn” huyền thoại và hiện nay mới được đổi thành “theo cách của bạn” (2021). 
 
Bên cạnh đó, văn hóa doanh nghiệp còn thể hiện qua triết lý kinh doanh, cách thức phối hợp giữa cá nhân và tổ chức, các hoạt động, phong trào, lễ nghi… Chính những yếu tố đó tạo nên “bộ mặt”, thương hiệu cho doanh nghiệp. Điểm thú vị của văn hóa doanh nghiệp nằm ở chỗ nó tự tin và thoải mái thể hiện ra bên ngoài mà không sợ bị ai đánh cắp hay làm theo. Bởi trong “cuộc chiến văn hóa”, kẻ bắt chước chính là kẻ thua cuộc. 
 
Hơn nữa, cho dù làm theo giỏi đến đâu họ cũng chỉ học được những hình thức bên ngoài chứ không thể có được cốt lõi của văn hóa, là những giả định ngầm hiểu mà cả doanh nghiệp cùng đồng thuận. Thương trường cũng như chiến trường, doanh nghiệp nào càng củng cố được lòng quân chiến đấu vì màu cờ sắc áo, doanh nghiệp ấy càng nắm chắc được phần thắng. Mà văn hóa chính là linh hồn của doanh nghiệp, là lý tưởng chung mà toàn bộ nhân viên hướng đến nên họ sẽ sẵn sàng ra sức cống hiến cho doanh nghiệp. Đây chính là yếu tố giúp doanh nghiệp đạt được thành công, đồng thời cũng là lý giải đầu tiên cho câu hỏi tại sao văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng
“Văn hóa chính là tấm thẻ căn cước của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo nên dấu ấn riêng trên thương trường."

Văn hoá doanh nghiệp là nền tảng để doanh nghiệp tái cấu trúc và chuyển giao quyền lực

Đứng trước những biến động không ngừng của đời sống xã hội, trước những cơ hội và thách thức của thị trường kinh doanh, chúng ta đều ý thức được rằng việc tái cấu trúc hay chuyển giao quyền lực trong doanh nghiệp là điều cần thiết để công ty tiếp tục tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, đến 70% các doanh nghiệp khi tái cấu trúc đều gặp phải thất bại vì không có văn hóa doanh nghiệp chuẩn. Văn hóa cũng giống như nền móng của một căn nhà, muốn xây hay sửa thì trước hết bạn phải đáp ứng được nền móng vững chắc cho ngôi nhà ấy đã. Nhà muốn xây cao mà nền móng không sâu, không chắc thì hậu quả tất yêu là ngôi nhà ấy sẽ sớm bị sụp đổ. 
 
Tại sao văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng trong việc kiến tạo nền tảng giúp doanh nghiệp tái cấu trúc và chuyển giao quyền lực? Vì cấu trúc giống như bộ khung xương, quyền lực là mạch máu. Thay xương đổi máu là một quá trình khó khăn và dễ dẫn đến tình trạng rối loạn trong doanh nghiệp. Song nếu có văn hóa doanh nghiệp, tinh thần chung của doanh nghiệp vẫn còn đó. Nó sẽ như ngọn hải đăng chiếu sáng dẫn lối cho nhân sự trong doanh nghiệp. Dù thay đổi cấu trúc, thay đổi người lãnh đạo nhưng tinh thần của doanh nghiệp không thay đổi thì sẽ hạn chế được những rối loạn không cần thiết. 
 
Bên cạnh đó, có văn hóa làm nền tảng, quá trình tái cấu trúc sẽ không bị chệch hướng với tầm nhìn, sứ mệnh ban đầu mà doanh nghiệp đề ra. Đích đến của doanh nghiệp không thay đổi, điều thay đổi chỉ là một hướng đi phù hợp hơn mà thôi. Doanh nghiệp vẫn là một thể thống nhất, vẫn sẽ phát huy được sức mạnh nội tại của mình. Văn hóa sẽ giúp doanh nghiệp sớm lấy lại ổn định sau quá trình tái cấu trúc và chuyển giao quyền lực. 
 
Do đó, nếu có người hỏi tại sao văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng, thì ý lý giải thứ hai chúng tôi muốn nhấn mạnh chính là vì nó là nền tảng cho doanh nghiệp tái cấu trúc và chuyển giao quyền lực - một trong những quá trình không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. 

“Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng cho doanh nghiệp tái cấu trúc và chuyển giao quyền lực - một trong những quá trình không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp."

Văn hóa doanh nghiệp là hạng mục đầu tư cho sự phát triển bền vững

Không có doanh nghiệp nào lại không hướng đến sự phát triển bền vững. Nếu chỉ chú trọng đến hoạt động kinh doanh, công ty có thể phát triển nhanh, mạnh trong 5 năm, 10 năm nhưng sau đó chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp phải khủng hoảng. 
 
Nhiều người cho rằng văn hóa là yếu tố nền móng, được xây dựng trong thời gian dài nên khó thay đổi, không có tính linh động trong một xã hội nhiều biến động như hiện nay. Song, chúng ta lại quên mất một điều, một văn hóa doanh nghiệp mạnh là một văn hóa hướng tới tương lai dựa trên tầm nhìn chiến lược và sứ mệnh của công ty. 
 
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phân biệt đâu là kỳ vọng của cá nhân và đâu là văn hóa tương lai mà doanh nghiệp hướng tới dựa trên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Có những lãnh đạo muốn xây dựng văn hóa theo sở thích riêng mà không gắn với thực tế của doanh nghiệp khiến việc làm văn hóa thất bại, đồng thời khiến doanh nghiệp không thể phát triển lâu dài. 
 
Văn hóa doanh nghiệp không phải là hạng mục đầu tư trong một giai đoạn nhất định, sau khi chuyển giai đoạn thì sẽ đầu tư sang những hạng mục khác nhưng  ngược lại, văn hóa doanh nghiệp là yếu tố gắn liền với doanh nghiệp và đi cùng doanh nghiệp trong suốt hành trình từ khi hình thành cho đến khi đạt được thành công và giữ vững được thành công đó. Nhìn vào những doanh nghiệp lớn như Vinamilk, Vingroup,... bạn sẽ hiểu tại sao văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng như vậy. Họ có thể giữ vững vị trí của mình một phần chính là nhờ xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công. 

“Một văn hóa doanh nghiệp mạnh là một văn hóa hướng tới tương lai dựa trên tầm nhìn chiến lược và sứ mệnh của công ty."

Văn hóa doanh nghiệp chính là lợi thế cạnh tranh mạnh nhất

Chúng ta đều biết văn hóa tạo nên bản sắc, văn hóa giúp chúng ta thu hút nhân tài, giúp chúng ta quản trị doanh nghiệp, từ đó tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhưng thực sự, chính văn hóa doanh nghiệp mới là lợi thế cạnh tranh mạnh nhất mà bạn có. Vậy, câu hỏi đặt ra là vì sao văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng trong củng số và phát huy lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp?
 
Lợi thế cạnh tranh mà chúng ta thường nói đến có thể chia thành hai dạng: một là chi phí và hai là sự khác biệt. Lợi thế về mặt chi phí thường liên quan đến nhân lực và tài lực, các yếu tố về khoa học, kỹ thuật, công nghệ và những yếu tố này các doanh nghiệp đều có khả năng cạnh tranh như nhau. Như vậy lợi thế cạnh tranh không lớn. 
 
Lợi thế thứ hai là về sự khác biệt. Đâu là sự khác biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác? Chúng ta đã cùng nhau trả lời rồi - chính là văn hóa doanh nghiệp - tấm thẻ căn cước và là linh hồn của doanh nghiệp giúp bạn tạo dấu ấn trên thương trường. 
 
Hơn nữa, văn hóa doanh nghiệp chính là chìa khóa thống nhất phương thức làm việc, là tiền đề thực thi chiến lược và mục tiêu cho doanh nghiệp một cách hiệu quả. Như vậy, văn hóa còn hỗ trợ cho lợi thế về thu hút nhân lực, là cầu nối ứng dụng các công cụ quản trị tiên tiến trên thế giới sao cho phù hợp với doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng đến vậy. Trong tương lai, cuộc chiến giữa các doanh nghiệp không còn là cuộc chiến về chất lượng sản phẩm, dịch vụ hay giá thành nữa nhưng sẽ là cuộc chiến về văn hóa. 

 

“Trong tương lai, cuộc chiến giữa các doanh nghiệp không còn là cuộc chiến về chất lượng sản phẩm, dịch vụ hay giá thành nữa nhưng sẽ là cuộc chiến về văn hóa."

Trên đây là những lý giải từ góc nhìn của đội ngũ chuyên gia tại TOPPION cho câu hỏi tại sao văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng đến vậy. Hiểu được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp chúng ta cũng sẽ hiểu được lý do tại sao các doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay đều tranh đua xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, công ty nào cũng có văn hóa riêng của công ty ấy. Điều quan trọng là văn hóa đó là văn hóa như thế nào và có phù hợp hay không. Không phải chúng ta muốn xây là có thể xây dựng được văn hóa doanh nghiệp như ý muốn. Không xây dựng được một văn hóa chuẩn thì văn hóa doanh nghiệp có quan trọng hơn nữa cũng không thể giúp doanh nghiệp thành công. 

Chia sẻ bài viết

Bài viết khác

TƯ VẤN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ 7 ĐIỂM CẦN LƯU Ý

Với kinh nghiệm gần 10 năm tư vấn văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như: Vinamilk, Gemadept, Imexpharm, TNG holding Việt Nam, Traphaco,...Đội ngũ chuyên gia TOPPION đút...

DUNG HÒA VĂN HÓA - CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG HẬU M&A

Đối với những cuộc M&A, điều đáng quan tâm có lẽ không nằm ở chiến lược hay thương hiệu. Bởi nếu chiến lược chưa đúng, nhưng có sự đồng lòng thì...

VĂN HÓA ĐI TRƯỚC, TÁI CẤU TRÚC THEO SAU

VĂN HÓA ĐI TRƯỚC, TÁI CẤU TRÚC THEO SAU 98% CEO mà TOPPION tiếp xúc đều chia sẻ rằng rất muốn sử dụng dịch vụ tư vấn tái cấu trúc và quản...

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP - "CHẤT KẾT DÍNH" THỜI KHỦNG HOẢNG

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP - “CHẤT KẾT DÍNH” THỜI KHỦNG HOẢNG "Chìa khóa để doanh nghiệp vững vàng trước thử thách là văn hóa doanh nghiệp - 'chất kết dính' để  đội...

TIÊN LÀM VĂN HÓA - HẬU LÀM ERP, BSC/KPIs

"TIÊN" làm Văn hoá - "HẬU" làm ERP, BSC/KPIs “Không có các nguyên tắc văn hóa tối thượng làm kim chỉ nam, chiến lược sẽ dễ “chết yểu”, ERP, BSC/KPIs dễ trở...

VĂN HÓA TỰ MÃN CẢN ĐƯỜNG DOANH NGHIỆP

VĂN HÓA TỰ MÃN CẢN ĐƯỜNG DOANH NGHIỆP Nếu không muốn bị bỏ lại phía sau, doanh nghiệp phải cạnh tranh với chính mình Nhiều người nghĩ chỉ có lãnh đạo doanh nghiệp...