“MỞ KHÓA” CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Thời gian gần đây, nhiều công ty nghe biết về văn hóa doanh nghiệp và thấy những doanh nghiệp lớn tập trung xây dựng văn hóa nên cũng học tập theo mà chưa ý thức hết được giá trị văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong quản trị và phát triển doanh nghiệp, song có thể quy về 3 giá trị cơ bản. Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau lần lượt “mở khóa” từng giá trị dưới đây.
 

“Chìa khóa” giá trị văn hóa doanh nghiệp 1: Kết nối và ổn định tổ chức doanh nghiệp

Vì sao chúng ta cho rằng giá trị văn hóa doanh nghiệp là kết nối và ổn định tổ chức? Hãy thử xem xét tình huống giả định dưới đây:
Nếu bạn là ứng viên, bạn sẽ lựa chọn làm việc cho một công ty như thế nào? Một công ty trả cho bạn mức lương cao mà bạn mong muốn nhưng mỗi ngày chỉ đi làm như một cỗ máy, không tương tác với đồng nghiệp cũng không có những hoạt động giúp bạn phát triển bản thân hay một công ty với mức lương thấp hơn nhưng mỗi ngày bạn vui vẻ đi làm, thoải mái trò chuyện cùng đồng nghiệp và được tham gia những hoạt động gắn kết trong công ty cũng như phát triển bản thân? Đáp án tùy thuộc vào thứ tự ưu tiên lựa chọn của mỗi người. Tuy nhiên, nếu bàn về sức hấp dẫn thì sự thật là công ty thứ hai vẫn có sức hút hơn công ty thứ nhất. Và điểm khác biệt nằm ở giá trị văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa càng mạnh, sức hút của doanh nghiệp càng lớn. Mà nhân tài là “nguyên khí” của doanh nghiệp, có được nguồn nhân lực tài giỏi, hiệu quả công việc sẽ tăng lên, công ty sẽ được đà phát triển. 
 
Không chỉ thu hút nhân tài, văn hóa doanh nghiệp còn kết dính các nhân sự, các bộ phận, phòng ban thành một thể thống nhất. Không phải là các thể chế, quy tắc, luật lệ nhưng vẫn có khả năng kiểm soát và đưa nhân sự vào khuôn khổ - đó chính là văn hóa. Văn hóa doanh nghiệp đưa ra các chuẩn mực mà tập thể cùng thống nhất tuân theo, từ đó điều chỉnh và uốn nắn hành vi ứng xử của các nhân sự dựa trên sự tự nguyện. Văn hóa doanh nghiệp không phải là luật lệ đúng - sai, thưởng - phạt nhưng dựa trên sự đồng thuận của tập thể. Khi bạn không chấp nhận những chuẩn mực đó, không có nghĩa là bạn làm sai nhưng nó cho thấy bạn không phù hợp với hướng đi chung của tập thể. Và lúc đó, bạn có thể lựa chọn rời đi. Chính điều này tạo nên sự hiệp nhất, đồng bộ trong doanh nghiệp. Mà đoàn kết, hiệp nhất chính là sức mạnh. 
 
Ở tầng sâu hơn, văn hóa doanh nghiệp truyền tải tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đến từng nhân sự. Bạn có thể tưởng tượng doanh nghiệp là một dòng sông, mỗi nhân sự là một dòng nước đang chảy bên trong. Nếu từng nhân sự đều có thể thấu hiểu và cùng đồng thuận với tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp thì lực chảy của dòng sông sẽ càng mạnh. Ngược lại, nhân sự chưa thấu hiểu hoặc không thống nhất với tầm nhìn, sứ mệnh của công ty dẫn đến những dòng chảy ngược chiều, chệch hướng làm lực cản, thì lực chảy của dòng sông sẽ yếu đi. Lực chảy của dòng sông chính là lực phát triển của doanh nghiệp mà văn hóa doanh nghiệp sẽ là bánh lái điều hướng “dòng chảy cá nhân” hòa chung với “dòng chảy tập thể”. 
 
Khi các nhân sự đạt đến mức độ đồng thuận với các giả định căn bản làm nền tảng thì cũng là lúc giá trị văn hóa doanh nghiệp được bộc lộ trọn vẹn. Khi nhân sự có cùng tầm nhìn, mục tiêu, sứ mệnh với công ty, cùng đồng thuận với những cam kết chung, cùng hướng đến một mục tiêu thì doanh nghiệp hoàn toàn không cần những cơ chế giám sát hay thúc đẩy nhân sự làm việc. Tự thân mỗi nhân sự sẽ ý thức được vai trò của mình và hoàn thành tốt vai trò ấy. Điều này không chỉ tạo nên nội lực mạnh mẽ cho doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí rất lớn. 
“Giá trị văn hóa doanh nghiệp trong tương quan với chủ thể là chất kết dính và ổn định tổ chức doanh nghiệp".

“Chìa khóa” giá trị văn hóa doanh nghiệp 2: Ghi dấu ấn trong mắt khách hàng, đối tác

Chúng ta đều biết, giá trị văn hóa doanh nghiệp tạo nên bản sắc riêng cho doanh nghiệp. Khi bạn bước vào một cửa hàng được trang trí ấn tượng, có màu sắc, kiến trúc độc đáo, thái độ phục vụ của nhân viên lại rất tận tâm, nhiệt tình, ắt hẳn bạn sẽ quay trở lại cửa hàng ấy khi có dịp. 
 
Bộ nhận dạng thương hiệu với những gì chúng ta có thể nhìn thấy được như logo, lối kiến trúc, phong cách trang trí, màu sắc chủ đạo, đồng phục làm việc… chính là những yếu tố đầu tiên giúp khách hàng “để ý” đến doanh nghiệp. Kế đến là thái độ phục vụ của nhân viên - và điều này cũng không nằm ngoài những chuẩn mực chung mà tập thể công ty cùng thống nhất khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Lịch sự luôn là thái độ tối thiểu trong giao tiếp. Song, nếu công ty đề cao trải nghiệm của khách hàng thì thái độ không chỉ dừng ở sự lịch sự mà còn hướng đến sự thân thiện, nhiệt tình. Ví dụ như luôn mỉm cười với khách hàng, khiêm nhường, lễ phép, luôn biết cảm ơn và xin lỗi… Đây không đơn thuần là kỹ năng của một nhân viên chăm sóc khách hàng nhưng còn là việc thể hiện văn hóa doanh nghiệp mà nhân sự đó đang thuộc về. 
 
Cùng với chất lượng sản phẩm, văn hóa doanh nghiệp chính là yếu tố ghi dấu ấn của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và khi có nhu cầu, khách hàng sẽ nhớ đến doanh nghiệp đó đầu tiên. 
 
Thứ đến, không thể không thừa nhận mỗi khách hàng là một kênh truyền thông “sống” để quảng bá thương hiệu. Sức mạnh của văn hóa không chỉ làm hài lòng khách đến, mà khi khách đi, khách còn sẵn sàng giới thiệu doanh nghiệp cho bạn bè, người thân của họ. Đặc biệt, khi bộ nhận dạng thương hiệu của doanh nghiệp càng nổi bật, độ phủ sóng lớn cùng với những phản hồi tốt từ những khách hàng đã trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ mà công ty bạn cung cấp thì hiệu quả sẽ vượt xa mọi quảng cáo mà doanh nghiệp bạn có thể bỏ tiền ra thực hiện. Đó cũng chính là lúc mà giá trị văn hóa doanh nghiệp được phát huy.
 
Ngoài ra, không thể không kể đến vai trò của văn hóa trong việc hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Hiện nay, thị trường mở vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Khi xét đến những yếu tố để hai bên hợp tác, các doanh nghiệp không chỉ cân nhắc về mặt chất lượng sản phẩm, dịch vụ, các ưu đãi nhận được mà còn suy xét đến vấn đề giá trị văn hóa doanh nghiệp giữa hai bên có phù hợp với nhau hay không. Văn hóa doanh nghiệp chính là tấm “căn cước” của doanh nghiệp. Có nó, bạn sẽ nâng cao uy tín và lấy được điểm cộng trong mắt đối tác. 

“Văn hóa doanh nghiệp là tấm “căn cước” của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ghi dấu ấn trong mắt khách hàng và lấy điểm cộng trong mắt đối tác".

“Chìa khóa" giá trị văn hóa doanh nghiệp 3: Nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường

Từ hai chìa khóa giá trị văn hóa doanh nghiệp trên ta có thể thấy văn hóa vừa giúp doanh nghiệp bồi đắp nội lực, vừa giúp doanh nghiệp phát triển ngoại lực từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. 
 
Nhắc đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là nhắc đến những yếu tố như chất lượng sản phẩm, giá thành, chi phí sản xuất, thời gian sản xuất, địa điểm kinh doanh… Những yếu tố trên tưởng chừng như không liên quan đến nhau, càng không liên quan đến văn hóa doanh nghiệp nhưng thực chất là ngược lại.
 
Chúng ta đều hiểu văn hóa là linh hồn của doanh nghiệp. Chúng ta cũng đã chia sẻ với nhau, văn hóa là những giả định căn bản mà tập thể cùng đồng thuận. Nếu như tập thể cùng đồng thuận làm ra sản phẩm chất lượng cao, thì doanh nghiệp có chấp nhận những sản phẩm chất lượng kém hay không? Nếu tập thể cùng đồng thuận vì mục tiêu, sứ mệnh của doanh nghiệp, mỗi nhân viên sẽ có những cách thức để tiết kiệm được chi phí sản xuất, nâng cao hiệu suất làm việc, từ đó hạ thấp giá thành, tạo thành lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. 
 
Bên cạnh đó, như đã phân tích ở trên, văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ giúp cho doanh nghiệp có độ nhận diện và uy tín cao, đây chính là lợi thế cạnh tranh dựa trên giá trị văn hóa doanh nghiệp

“Văn hóa doanh nghiệp vừa giúp doanh nghiệp bồi đắp nội lực, vừa giúp doanh nghiệp phát triển ngoại lực, từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường."

Tựu trung lại, giá trị là cơ sở để đánh giá một yếu tố có ích như thế nào đối với chủ thể. Giá trị khác nhau sẽ có mức độ ưu tiên đầu tư xây dựng khác nhau. Việc “mở khóa” các giá trị văn hóa sẽ giúp các doanh nghiệp ý thức hơn về văn hóa và phát huy tối đa các giá trị văn hóa doanh nghiệp để từ đó các doanh nghiệp có thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp cách hiệu quả hơn. 

Chia sẻ bài viết

Bài viết khác

TƯ VẤN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ 7 ĐIỂM CẦN LƯU Ý

Với kinh nghiệm gần 10 năm tư vấn văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như: Vinamilk, Gemadept, Imexpharm, TNG holding Việt Nam, Traphaco,...Đội ngũ chuyên gia TOPPION đút...

DUNG HÒA VĂN HÓA - CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG HẬU M&A

Đối với những cuộc M&A, điều đáng quan tâm có lẽ không nằm ở chiến lược hay thương hiệu. Bởi nếu chiến lược chưa đúng, nhưng có sự đồng lòng thì...

VĂN HÓA ĐI TRƯỚC, TÁI CẤU TRÚC THEO SAU

VĂN HÓA ĐI TRƯỚC, TÁI CẤU TRÚC THEO SAU 98% CEO mà TOPPION tiếp xúc đều chia sẻ rằng rất muốn sử dụng dịch vụ tư vấn tái cấu trúc và quản...

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP - "CHẤT KẾT DÍNH" THỜI KHỦNG HOẢNG

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP - “CHẤT KẾT DÍNH” THỜI KHỦNG HOẢNG "Chìa khóa để doanh nghiệp vững vàng trước thử thách là văn hóa doanh nghiệp - 'chất kết dính' để  đội...

TIÊN LÀM VĂN HÓA - HẬU LÀM ERP, BSC/KPIs

"TIÊN" làm Văn hoá - "HẬU" làm ERP, BSC/KPIs “Không có các nguyên tắc văn hóa tối thượng làm kim chỉ nam, chiến lược sẽ dễ “chết yểu”, ERP, BSC/KPIs dễ trở...

VĂN HÓA TỰ MÃN CẢN ĐƯỜNG DOANH NGHIỆP

VĂN HÓA TỰ MÃN CẢN ĐƯỜNG DOANH NGHIỆP Nếu không muốn bị bỏ lại phía sau, doanh nghiệp phải cạnh tranh với chính mình Nhiều người nghĩ chỉ có lãnh đạo doanh nghiệp...