“BỎ TÚI” 4 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ

Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một trong những từ khóa được nhiều doanh nghiệp quan tâm trong thời điểm hiện tại. Bởi sau các cuộc khủng hoảng từ nhiều phương diện trong suốt những năm vừa qua, văn hóa trở thành chìa khóa giúp doanh nghiệp “vượt sóng ra khơi”.
 
 
Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp - một đề bài không dễ giải

Từ một khái niệm được các doanh nghiệp truyền tai, đến nay văn hóa doanh nghiệp đã trở thành một trong những yếu tố được các doanh nghiệp chú trọng “đầu tư”. Tuy nhiên, đa phần các công ty trong nước mới chỉ làm được bề nổi, thiên về hình thức chứ chưa thực sự bài bản, tạo được linh hồn cho văn hóa doanh nghiệp. Nguyên nhân thực sự khiến doanh nghiệp rơi vào thực trạng “văn hóa ảo”, chỉ tạo dựng được bề nổi là bởi do họ chưa nắm bắt được các giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Hiểu được điều đó, các chuyên gia Toppion đã đúc kết từ lý thuyết chuẩn toàn cầu cùng hơn 10 năm kinh nghiệm thực tiễn đồng hành xây dựng văn hóa cho hàng trăm doanh nghiệp lớn tại Việt Nam thành 4 giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp dưới đây. 

1. Đánh giá lại văn hóa doanh nghiệp

Một doanh nghiệp tốt không chỉ vì có những nhà lãnh đạo tài ba, những ý tưởng kinh doanh táo bạo hay nguồn nhân lực, tài lực dồi dào mà còn là một tổ chức được thiết kế tốt, có thể tự vận hành mà không phụ thuộc vào một cá nhân nào. Thiết kế ấy cần vừa vững chắc, vừa có sự linh động, thích ứng được với những thị trường mà doanh nghiệp vươn tới. Thiết kế ấy, có thể hiểu chính là văn hóa doanh nghiệp. 
 
Văn hóa doanh nghiệp là một tồn tại khách quan, ngay cả khi doanh nghiệp chưa ý thức đến vấn đề này thì văn hóa của doanh nghiệp vẫn âm thầm được xây dựng bằng những hành vi, ứng xử của lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp. Do đó, giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp đầu tiên mà Toppion đúc kết được là cần ngồi lại quan sát và đánh giá về văn hóa hiện tại của doanh nghiệp. 
 
Chúng ta đã có dịp chia sẻ với nhau về 3 cấp độ cơ bản của văn hóa doanh nghiệp do giáo sư Edgar H. Schein đề ra. Đây là một thang đánh giá đáng tin cậy dành cho các doanh nghiệp khi muốn nhìn nhận lại văn hóa doanh nghiệp của mình. 
 
Ở cấp độ 1, văn hóa doanh nghiệp đã được thể hiện bằng những hình thức như thế nào? Logo, đồng phục, kiến trúc, cách trang trí văn phòng, thái độ ứng xử của nhân viên… có phù hợp với văn hóa mà doanh nghiệp đang xây dựng hay không?
Đến cấp độ 2, doanh nghiệp sẽ đánh giá văn hóa của mình thông qua những yếu tố tầm nhìn, chiến lược, giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh…
Và cuối cùng, cấp độ 3 - những giả định căn bản làm nền móng có đồng bộ từ cấp lãnh đạo đến nhân viên hay không? 
 
Tuy nhiên, đó mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá văn hóa của doanh nghiệp đang ở mức độ nào. Để có thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp, các công ty còn cần đánh giá cả thị trường kinh doanh và môi trường văn hóa mà doanh nghiệp đang dấn thân để có một cái nhìn tổng quan, thông qua đó nhận ra ưu - nhược điểm trong việc triển khai văn hóa doanh nghiệp hiện tại dựa trên những thang đo uy tín trên thế giới.
Từ việc đánh giá, nhìn nhận đúng về thực tại văn hóa doanh nghiệp, các công ty mới có thể tìm ra đường hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp. 
 
Đánh giá văn hóa doanh nghiệp cũng không phải là việc chỉ cần làm một lần là hoàn tất nhưng là một chu kỳ được lặp đi lặp lại nhằm đảm bảo văn hóa doanh nghiệp luôn thích ứng với nội tại của doanh nghiệp và môi trường khách quan bên ngoài. Việc đánh giá không nhằm thay đổi văn hóa song giúp văn hóa doanh nghiệp thêm “đậm đà”, trở thành linh hồn của doanh nghiệp.

 
“Đánh giá doanh nghiệp là một chu kỳ lặp đi lặp lại nhằm đảm bảo văn hóa doanh nghiệp luôn thích ứng với nội tại của doanh nghiệp và môi trường khách quan bên ngoài"

2. Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên sự dung hợp

Văn hóa doanh nghiệp là “bản sắc” của mỗi doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp thường cố gắng xây dựng một văn hóa đặc sắc, không trùng lặp bằng cách tìm kiếm những giá trị văn hóa độc lập. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp đặc thù, mang thương hiệu riêng lại dựa trên sự dung hợp. 

 

Việt Nam vốn là một đất nước giàu truyền thống văn hóa tốt đẹp mà các doanh nghiệp có thể ứng dụng trong xây dựng văn hóa như trọng tình cảm, tinh thần tập thể cao, thích ứng nhanh, sáng tạo… Tuy nhiên, nếu chỉ có những đức tính ấy thôi thì không thể xây dựng được văn hóa doanh nghiệp mà vẫn cần những lý thuyết phương Tây làm nền tảng. 

 

Phương Tây là cái nôi ra đời của rất nhiều lý thuyết - ngay cả văn hóa doanh nghiệp cũng là vấn đề được phương Tây chú ý đến đầu tiên. Những lý thuyết đó đã được thực nghiệm qua thời gian dài, được những nhà nghiên cứu đúc kết lại nên tính chính xác và phổ biến cao.

 

Song, văn hóa Tây phương và Đông phương có nhiều điểm khác biệt. Chính vì vậy, khi vận dụng lý thuyết phương Tây trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, các công ty cần có sự tinh lọc và ứng dụng kết hợp với những nét văn hóa truyền thống phương Đông để đạt hiệu quả tối ưu. 

 

Mặt khác, sự dung hợp còn thể hiện ở khía cạnh ứng dụng các công thức được các công ty có chuyên môn tư vấn, song dựa trên tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược phát triển và đặc trưng con người của mỗi doanh nghiệp để tạo nên đặc trưng văn hóa.

 

Trong suốt hơn 10 năm qua, để đồng hành, hỗ trợ  cho những tên tuổi hàng đầu như Vinamilk, Dược Hậu Giang hay Vingroup,… xây dựng nét đặc trưng văn hóa riêng, TOPPION không chỉ dựa trên những lý thuyết, phương pháp chuẩn khoa học của các tổ chức hàng đầu trên thế giới, mà còn chú trọng tìm hiểu sâu về đặc điểm riêng biệt của từng công ty để uyển chuyển và linh hoạt điều chỉnh. Và kết quả, họ từng bước tạo nên văn hóa doanh nghiệp riêng của mình.

 
“Bí quyết xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang đặc trưng riêng không phải là tìm kiếm con đường khác biệt nhưng là sự dung hợp giữa các yếu tố văn hóa"

3. Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên việc đào tạo

Mỗi doanh nghiệp đều có một văn hóa, mỗi văn hóa đều có giá trị tồn tại, điều quan trọng đó là văn hóa gì, và văn hóa đó có phù hợp với doanh nghiệp hay không mà thôi. Vậy làm sao để chúng ta nhận biết về văn hóa doanh nghiệp? Bên cạnh đó, văn hóa cần có sự đồng điệu và đồng bộ. Do vậy, chỉ có các cấp lãnh đạo am hiểu và xây dựng văn hóa thôi là chưa đủ. Để hiểu về văn hóa và cùng nhau xây dựng văn hóa, các công ty cần tổ chức đào tạo về văn hóa doanh nghiệp cho nhân sự. Đây chính là giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp thứ ba mà TOPPION muốn đề cập đến. 

 

Đào tạo là cách thức giúp nhận sự đạt đến đến sự đồng đều về ý thức và kiến thức về văn hóa doanh nghiệp ở một mức độ cơ bản. Tuy rằng việc ý thức và hiểu về văn hóa doanh nghiệp nông sâu ra sao phụ thuộc vào khả năng tiếp thu và cảm nhận của từng nhân sự, song đào tạo vẫn là nền tảng cơ bản để nhân sự bước đầu nhận thức được giá trị của mỗi người trong việc vun đắp văn hóa doanh nghiệp. 

 

Việc đào tạo có thể do nội bộ công ty tổ chức, cũng có thể mời các doanh nghiệp bên ngoài chuyên về lĩnh vực đào tạo văn hóa doanh nghiệp đến giảng dạy hoặc kết hợp cả hai hình thức trên. Hợp tác với doanh nghiệp bên ngoài sẽ giúp công ty đảm bảo về mặt chuyên môn, khóa đào tạo nội bộ có thể giúp nhân sự hiểu văn hóa cụ thể của doanh nghiệp mình. 

 

Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp cũng như văn hóa - là một yếu tố để “cảm” chứ không chỉ dừng ở nhận biết. Sau khi có được những kiến thức cơ bản qua những khóa đào tạo, chính nhân sự phải là người đối chiếu những gì mình học được với văn hóa doanh nghiệp mà nhân sự đang đắm mình mỗi ngày, cảm nhận nó, tương thích với nó và trở thành một phần của văn hóa doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể hỗ trợ thêm cho các nhân sự bằng cách tổ chức những chương trình trải nghiệm, gắn kết nhân sự và giúp nhân sự cảm nhận và thấu hiểu văn hóa.

 
“Đào tạo là giải pháp để doanh nghiệp hiểu về văn hóa và cùng nhau xây dựng văn hóa doanh nghiệp”

4. Sử dụng nguồn lực bên ngoài

Ý thức về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp càng lớn, các công ty chuyên về lĩnh vực xây dựng văn hóa doanh nghiệp ra đời càng nhiều. Hiện nay, có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ tư vấn, đánh giá và hỗ trợ lên kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Để đảm bảo về mặt chuyên môn, tính chuyên nghiệp và hiệu quả, các doanh nghiệp có thể sử dụng những nguồn lực bên ngoài này để xây dựng văn hóa cho mình. 
 
Đó thường là những doanh nghiệp được đào tạo chuyên sâu về văn hóa doanh nghiệp với nền tảng lý thuyết chuẩn của phương Tây, có nghiệp vụ tư vấn và kỹ năng để đánh giá và làm việc với các doanh nghiệp đối tác nhằm giúp họ hoạch định được đường hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp như họ muốn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần lựa chọn những đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, chất lượng, không chỉ đáp ứng được mặt chuyên môn mà còn có kinh nghiệm đa dạng trong việc áp dụng kiến thức để xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp tại Việt Nam. 
 
“Để đảm bảo về mặt chuyên môn, tính chuyên nghiệp và hiệu quả, các doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn lực bên ngoài để xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp của mình.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp không phải câu chuyện trong một sớm một chiều có thể kể xong. Đó là một hành trình với nhiều khó khăn và thách thức buộc doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp, hiệu quả. Có doanh nghiệp đang áp dụng một trong những giải pháp trên, có doanh nghiệp vẫn đang mày mò đi tìm giải pháp cho chính mình. Sau bài viết này, các doanh nghiệp có thể “bỏ túi” 4 giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp do các chuyên gia Toppion đúc kết. Ngoài ra, nếu bạn cần bảng đánh giá và tư vấn chuyên sâu hơn về văn hóa doanh nghiệp, hãy để các chuyên gia Toppion lắng nghe và chia sẻ những băn khoăn của doanh nghiệp bạn.

Chia sẻ bài viết

Bài viết khác

TƯ VẤN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ 7 ĐIỂM CẦN LƯU Ý

Với kinh nghiệm gần 10 năm tư vấn văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như: Vinamilk, Gemadept, Imexpharm, TNG holding Việt Nam, Traphaco,...Đội ngũ chuyên gia TOPPION đút...

DUNG HÒA VĂN HÓA - CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG HẬU M&A

Đối với những cuộc M&A, điều đáng quan tâm có lẽ không nằm ở chiến lược hay thương hiệu. Bởi nếu chiến lược chưa đúng, nhưng có sự đồng lòng thì...

VĂN HÓA ĐI TRƯỚC, TÁI CẤU TRÚC THEO SAU

VĂN HÓA ĐI TRƯỚC, TÁI CẤU TRÚC THEO SAU 98% CEO mà TOPPION tiếp xúc đều chia sẻ rằng rất muốn sử dụng dịch vụ tư vấn tái cấu trúc và quản...

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP - "CHẤT KẾT DÍNH" THỜI KHỦNG HOẢNG

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP - “CHẤT KẾT DÍNH” THỜI KHỦNG HOẢNG "Chìa khóa để doanh nghiệp vững vàng trước thử thách là văn hóa doanh nghiệp - 'chất kết dính' để  đội...

TIÊN LÀM VĂN HÓA - HẬU LÀM ERP, BSC/KPIs

"TIÊN" làm Văn hoá - "HẬU" làm ERP, BSC/KPIs “Không có các nguyên tắc văn hóa tối thượng làm kim chỉ nam, chiến lược sẽ dễ “chết yểu”, ERP, BSC/KPIs dễ trở...

VĂN HÓA TỰ MÃN CẢN ĐƯỜNG DOANH NGHIỆP

VĂN HÓA TỰ MÃN CẢN ĐƯỜNG DOANH NGHIỆP Nếu không muốn bị bỏ lại phía sau, doanh nghiệp phải cạnh tranh với chính mình Nhiều người nghĩ chỉ có lãnh đạo doanh nghiệp...