XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP – YẾU TỐ PHÁT TRIỂN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TRƯỜNG TỒN CỦA DOANH NGHIỆP
Theo TOPPION định nghĩa về văn hoá doanh nghiệp được hiểu là “những giá trị được xây dựng trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp và những giá trị này ảnh hưởng lên cách quyết định, suy nghĩ, giao tiếp và cách hành xử của từng cá nhân trong doanh nghiệp”. Vậy cách xây dựng văn hoá doanh nghiệp như thế nào hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa về văn hoá doanh nghiệp
Có rất nhiều định nghĩa về văn hoá doanh nghiệp. Văn Hóa Doanh Nghiệp được định nghĩa thông qua hình ảnh thể hiện bên ngoài và các hoạt động bên trong của tổ chức, các tương tác với bên ngoài và các kỳ vọng trong tương lai. Văn hóa doanh nghiệp xây dựng dựa trên các giá trị - niềm tin - phong tục được đồng thuận dựa trên các nguyên tắc văn bản hóa hay không văn bản hóa, nó được phát triển theo thời gian và được số đông công nhận là đúng.
Theo TOPPION thì văn hoá doanh nghiệp được hiểu là “những giá trị được xây dựng trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp và những giá trị này ảnh hưởng lên cách quyết định, suy nghĩ, giao tiếp và cách hành xử của từng cá nhân trong doanh nghiệp”.
3 Cấp độ trong văn hoá doanh nghiệp
Cấp độ 1: các sản phẩm của con người là những sản phẩm dễ nhìn thấy khi tiếp xúc như: các sản phẩm thuộc về doanh nghiệp, văn phòng, sự sáng tạo, sự thẩm mỹ, trang phục, giao tiếp và các nghi thức.
Cấp độ 2: Các niềm tin, quy tắc hành xử được số đông mọi người đồng thuận để định hướng phong cách làm việc của nhân viên.
Cấp độ 3: Các giá định căn bản làm nền móng: trở thành một chân lý để giải quyết các vấn đề trong doanh nghiệp. Là yếu tố để doanh nghiệp phát triển và tồn tại.
Theo Robert A. Cooke VHDN được chia 3 nhóm và 12 loại khác nhau
Nhóm 1 – Văn hóa mang tính xây dựng
- Hướng đến kết quả: Hoàn thành một nhiệm vụ bằng mọi nỗ lực, kỹ năng, hoặc thay đổi cách làm để đạt được các mục tiêu.
- Khẳng định năng lực bản thân: Làm việc chủ động, sáng tạo và độc lập. Đội ngũ tư duy sáng tạo nhưng thực tế.
- Khuyến khích tính nhân văn: Giúp người khác trưởng thành và phát triển, quan tâm đến sự phát triển và trưởng thành của nhân viên.
- Khuyến khích mối quan hệ tình thân: Đội ngũ chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của họ, thân thiện, thẳng thắn và hợp tác vì mục tiêu chung, phối hợp liên bộ phận tốt.
Nhóm 2 –Văn hóa mang tính thụ động/phòng thủ:
- Xin ý kiến: Đội ngũ chờ đợi ý kiến cấp trên trước khi suy nghĩ và hành động.
- Theo lối mòn: Đội ngũ bị ràng buộc bởi các quy tắc và quy định của tổ chức thiếu đi sự sáng tạo và chống đối sự thay đổi nhằm tìm kiếm sự an toàn cho bản thân.
- Phụ thuộc mang tính dây chuyền: Đội ngũ thường quan sát và chờ đợi ai đó làm trước và làm theo nhằm tìm kiếm sự an toàn cho bản thân.
- Né tránh xung đột: Đội ngũ có thiên hướng ngại việc khó, tránh né các xung đột, ngại góp ý và ít quan điểm một cách chính thống và thường chia sẻ thông tin ngoài lề.
Nhóm 3 – Văn hoá mang tính thúc ép/phòng thủ:
- Chỉ trích người khác: Thường sử dụng những sai sót của người khác để chỉ trích và gây áp lực.
- Trọng quyền lực: Phong cách nặng tính chỉ đạo, sử dụng quyền lực như một công cụ gây áp lực trong việc hoàn thành công việc.
- Cạnh tranh: Khẳng định bản thân mình hơn những người khác bằng việc đem ra so sánh để tỏ ra vượt trội hơn.
- Chủ nghĩa hoàn hảo: Giá trị bản thân gắn với những tiêu chuẩn cực cao, chú trọng chi tiết.
Vì vậy, xây dựng văn hóa doanh nghiệp không đơn thuần là liệt kê ra các giá trị chủ doanh nghiệp mong muốn mà cần sự nỗ lực của những thành viên trong doanh nghiệp, sự khởi xướng và động viên của lãnh đạo.
Lợi ích xây dựng văn hóa doanh nghiệp?
Văn hoá doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đạt được chiến lược công ty; Lãnh đạo và đội ngũ cảm thấy thích; Đội ngũ cảm thấy tự hào và gắn kết.
Văn hoá doanh nghiệp giúp doanh nghiệp chúng ta khác biệt cho doanh nghiệp khác.
Văn hoá doanh nghiệp trở thành lợi thế cạnh tranh đặc trưng của doanh nghiệp; Nhiều khi văn hoá đến một thời điểm nào đó khi doanh nghiệp gặp khó khăn thì chính văn hoá giúp doanh nghiệp vượt qua thử thách nhờ sự đồng thuận của nhân viên.
Văn hoá doanh nghiệp khiến đội ngũ không muốn rời tổ chức đội ngũ muốn trung thành, đóng góp và muốn làm việc với năng suất cao hơn
Tại sao chúng ta lại phải xây dựng Văn hóa doanh nghiệp?
Văn Hóa Doanh Nghiệp quyết định như thế nào đến sự trường tồn và phát triển của tổ chức?
Văn Hóa Doanh Nghiệp có tạo nên sự khác biệt cho một tổ chức?
Tại sao chúng ta lại muốn xây dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp, đích đến cuối cùng có phải chúng ta muốn có một tổ chức được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, năng động thoải mái và phải hướng đến kết quả hay không?
Trong phương pháp xây dựng văn hoá doanh nghiệp hầu hết các doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào bề ngoài như đồng phục, cách nhân viên chào hỏi và làm việc với nhau cũng như làm việc với khách hàng, các ấn phẩm… mà quên mất rằng những yếu tố đó chỉ chiếm 30% trong việc xây dựng 1 văn hóa của cả doanh nghiệp. Trong đó 10% bao gồm Brand identity - Handbook – Media, 20% bao gồm: Communication – Activity - Reward & recognition và Yếu tố quyết định sống còn của Văn hóa cũng như duy trì được nó 70% quyết định Văn hóa doanh nghiệp chính là tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và phong cách lãnh đạo của người đứng đầu.
Vậy 70% yếu tố quyết định đó, chúng ta đã làm ổn chưa? Và đã thực sự dùng hết giá trị của nó vào việc áp dụng Văn Hóa Doanh Nghiệp hay chưa?
Có phải Văn hóa đến từ người đứng đầu, và chỉ cần người đứng đầu thay đổi thì văn hóa tổ chức sẽ được thay đổi?
Bạn có tin hay đã nhận thấy được điều này ở đâu đó trong tổ chức của mình. Chúng ta có nhận thấy việc một người quản lý, lãnh đạo có 1 vài hành vi nào đó, mà hành vi đó dẫn đến hành động vô tình hay cố ý -> nó đều tạo ra văn hóa làm việc của cả phòng ban đó giống họ, đó chính là văn hóa của phòng ban, rộng hơn là lãnh đạo cũng sẽ có một vài hành vi vô tình tạo ra văn hóa hiện tại của tổ chức.
Vậy để thay đổi văn hóa tổ chức, bạn cần làm gì. Một trong những điều cần là người đứng đầu nên thay đổi những hành vi vô tình tạo ra văn hóa không mong muốn hoặc thay đổi một vài hành vi để phù hợp với văn hóa tổ chức muốn hướng đến.
Ví dụ: Việc bạn cứ phải đi nhắc mãi cho mọi người nên đi họp đúng giờ có quá mệt mỏi cho bạn không? Đó cũng là 1 văn hóa vô tình được tạo ra trong tổ chức.
Hoặc tại sao nhân viên trong công ty luôn có sức ỳ và ngại thay đổi, có phải đâu đó vô tình hành vi nào của cấp trên đã khiến nhân viên có những hành vi tạo ra văn hóa đó, mà phòng này có phòng kia lại không có.
Vậy hiện tại doanh nghiệp của chúng ta có đang đi đúng hướng để triển khai văn hóa doanh nghiệp thành công chưa?