CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY VÀ SỰ THÀNH BẠI CỦA DOANH NGHIỆP

Chiến lược cấp công ty là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp đến viễn cảnh tương lai kỳ vọng hoặc ngược lại. Trong bài viết này, TOPPION sẽ giúp bạn xem nó liên quan đến sự thành bại của doanh nghiệp như thế nào.

Chiến lược cấp công ty là gì? 

Chiến lược cấp công ty là gì
Từ khái niệm chung chiến lược là gì thì chiến lược cấp công ty, hay còn gọi là chiến lược doanh nghiệp là chiến lược bao quát, có phạm vi trên toàn doanh nghiệp. Khái niệm này được lãnh đạo sử dụng để xác định ngành mà doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, đồng thời quản lý ngành đó để tăng cường vị trí tổng thể của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ tập trung vào một ngành hàng thì chiến lược này thường hướng đến việc gia tăng lợi nhuận tài chính. Đối với các doanh nghiệp lớn, là các tập đoàn đa ngành, đa quốc gia thì nó sẽ nghiêng về việc giám sát hoạt động của các công ty con. Và chiến lược này hướng đến việc chuyển nhượng hoặc thâm nhập thị trường mới. 

Xác định các hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đã và sẽ triển khai chính là mục tiêu của chiến lược cấp doanh nghiệp. Điều này nhằm tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách lựa chọn, quản trị một nhóm các hoạt động kinh doanh khác nhau trong một số ngành cùng với thị trường khác nhau.
Vai trò của chiến lược cấp công ty trong doanh nghiệp

Hiểu một cách đơn giản, vai trò của chiến lược cấp công ty là xác định doanh nghiệp đã tham gia bao nhiêu lĩnh vực kinh doanh và đó là lĩnh vực nào. Cũng như tìm kiếm, huy động và phân bổ các nguồn lực hợp lý để phục vụ cho mục tiêu chiến lược đã đề ra. 

Người xây dựng chiến lược này phải là ban lãnh đạo cấp cao. Ngoài ra còn có thêm sự hỗ trợ từ những cố vấn chuyên môn, am hiểu về chiến lược cũng như có kiến thức về thị trường và lĩnh vực mà doanh nghiệp tham gia cạnh tranh. Mục đích để có thể đánh giá và xây dựng chiến lược doanh nghiệp phù hợp.

Có rất nhiều kiểu hình chiến lược theo cấp doanh nghiệp, song có thể khái quát thành 4 kiểu hình lớn mà chúng ta sẽ tìm hiểu dưới đây. 

“Chiến lược cấp công ty là chiến lược bao quát trên phạm vi toàn doanh nghiệp, được lãnh đạo sử dụng để xác định và quản lý ngành doanh nghiệp tham gia cạnh tranh để tăng cường vị thế doanh nghiệp.” 

4 Kiểu hình chiến lược cấp doanh nghiệp 

Đây có thể hiểu là xu hướng phát triển mà doanh nghiệp lựa chọn trong một giai đoạn nhất định. Các loại chiến lược cấp công ty gồm 4 kiểu hình sau: chiến lược ổn định, chiến lược mở rộng, chiến lược cắt giảm và chiến lược kết hợp.

Kiểu hình thứ nhất: Chiến lược ổn định

Chiến lược ổn định cấp doanh nghiệp
Như tên gọi, chiến lược ổn định là xu hướng doanh nghiệp lựa chọn sự ổn định trong một giai đoạn cụ thể khi doanh nghiệp nhận thấy việc đẩy nhanh tăng trưởng trong giai đoạn đó có nhiều nguy cơ hơn cơ hội. Kiểu hình chiến lược ổn định được áp dụng khi các hoạt động vẫn đang đảm bảo sự hiệu quả.

Ổn định không có nghĩa là đứng lại mà là giữ tốc độ phát triển như hiện đang có, không mạo hiểm tham gia vào thị trường mới hay đưa ra những quyết định đột biến như chuyển nhượng. Chiến lược này phù hợp với các hoạt động thăm dò thị trường, tối ưu hóa sản phẩm đang có hoặc giai đoạn nghiên cứu sản phẩm mới.

Kiểu hình thứ hai: Chiến lược mở rộng

Xu hướng chiến lược này phù hợp với những doanh nghiệp hướng đến việc mở rộng lĩnh vực cạnh tranh hoặc đối tượng khách hàng. Để áp dụng chiến lược này, trước đó doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường và sản phẩm mới.

Ngoài ra còn là đối tượng khách hàng mới và nhận thấy cơ hội dành cho doanh nghiệp lớn hơn những nguy cơ mà doanh nghiệp sẽ phải đối diện. Chiến lược này có thể gia tăng sức ảnh hưởng và vị thế của doanh nghiệp trên thương trường nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nguy cơ rất lớn.

Kiểu hình thứ ba: Chiến lược cắt giảm

Chiến lược cắt giảm cấp doanh nghiệp
Đây là xu hướng chiến lược giảm thiểu hoạt động của các ngành không hiệu quả để tập trung nguồn lực cho một thị trường mà doanh nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh tốt hơn để đảm bảo nguồn doanh thu. Kiểu chiến lược này chỉ được sử dụng khi doanh nghiệp cần biện pháp duy trì khả năng thanh toán và cân đối dòng tiền của mình.

Kiểu hình thứ tư: Chiến lược kết hợp

Kiểu hình cuối cùng của chiến lược cấp công ty là chiến lược kết hợp. Thường là sự kết hợp giữa chiến lược cắt giảm một ngành không hiệu quả và mở rộng một ngành tiềm năng mà doanh nghiệp nhận thấy mình có lợi thế cạnh tranh.

Doanh nghiệp cũng có thể kết hợp cả ba kiểu hình chiến lược, miễn sao phục vụ cho mục tiêu chiến lược mà doanh nghiệp muốn đạt đến. Sự kết hợp mang lại cho doanh nghiệp sự linh hoạt, nhưng nếu không quản trị chiến lược tốt, doanh nghiệp sẽ có thể mất đi sự tập trung và nhất quán, khiến chiến lược thất bại. 

“Bốn kiểu hình chiến lược cấp công ty chính là các xu hướng phát triển mà doanh nghiệp lựa chọn trong một giai đoạn nhất định.”

Ma trận lựa chọn định hướng chiến lược cấp công ty 

Doanh nghiệp sử dụng rất nhiều các công cụ khác nhau để hỗ trợ trong quá trình quản trị chiến lược, đặc biệt là trong quá trình hoạch định chiến lược, vì đây là bước nền tảng, định hướng toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp sau này. Một ma trận khá nổi tiếng thường được sử dụng khi hoạch định chiến lược cấp công ty là ma trận Ansoff. Ma trận này còn được gọi là ma trận sản phẩm thị trường hoặc ma trận sản phẩm thị trường khách hàng. 

Ma trận Ansoff cho doanh nghiệp 4 lựa chọn tăng trưởng bằng cách kết hợp giữa hai yếu tố sản phẩm hiện tại và sản phẩm mới với thị trường hiện tại và thị trường mới. Từ đó, ma trận cho ra bốn chiến lược tăng trưởng là thâm nhập thị trường, phát triển sản phẩm, phát triển thị trường và đa dạng hóa. Sử dụng ma trận giúp doanh nghiệp nhìn rõ những nguy cơ của một chiến lược tăng trưởng cụ thể mà doanh nghiệp gặp phải khi di chuyển từ phần ma trận này sang ma trận khác.
Ma trận Ansoff cấp chiến lược công ty

Ưu điểm của ma trận Ansoff là giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược tập trung vào lợi nhuận tài chính, làm sao để phát triển sản phẩm và thị trường một cách phù hợp để đảm bảo doanh thu thu về lớn nhất. Nhược điểm của ma trận là dễ khiến doanh nghiệp lựa chọn chiến lược thiên lệch, chỉ tập trung vào tài chính mà bỏ qua các khía cạnh quan trọng khác ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. 

“Ma trận là công cụ được doanh nghiệp sử dụng nhằm xem xét, đánh giá rủi ro và cơ hội của doanh nghiệp trong quá trình hoạch định chiến lược.”

Chiến lược cấp công ty liên quan đến sự thành bại của doanh nghiệp

Để hiểu chiến lược cấp doanh nghiệp liên quan mật thiết đến sự thành bại của doanh nghiệp thế nào, thiết nghĩ chúng ta không nên chỉ nói về lý thuyết mà cần nhìn thẳng vào thực tế.

Ít ai biết rằng tiền thân của Nokia là một nhà máy sản xuất giấy được thành lập từ năm 1865. Sau hơn 100 năm, doanh nghiệp này mới lựa chọn chiến lược mở rộng sang những mảng sản xuất khác như cao su, cáp, đồ điện tử và TV. Năm 1990, Phần Lan rơi vào khủng hoảng và việc kinh doanh giấy của Nokia thua lỗ nặng.

Lúc này, Nokia mới quyết định lựa chọn chiến lược kết hợp, mở rộng sang ngành kinh doanh điện thoại và cắt giảm ngành các ngành kinh doanh khác. Đây là chiến lược đòi hỏi sự chuyển đổi cấu trúc mạnh mẽ nhưng phù hợp trong bối cảnh đương thời nên đã mang lại thành công cho Nokia. 
Chiến lược công ty thất bại của Nokia

Nokia trở thành “ông hoàng” trong lĩnh vực điện thoại di động, từng là biểu tượng và thống trị lĩnh vực này trong thời kỳ đỉnh cao khi chiếm đến 49% thị phần. Thế nhưng, cuối cùng Nokia lại phải nhận thất bại cay đắng, bán hết cổ phần cho Microsoft. Sự thất bại này có nhiều nguyên nhân, đáng nói nhất chính là vấn đề quản trị chiến lược của doanh nghiệp.

Trong 5 năm, Nokia thay đổi CEO đến hai lần. Sứ mệnh, tầm nhìn trở nên không rõ ràng. Chiến lược không có sự nhất quán và những quyết định chậm trễ từ ban lãnh đạo cấp cao khiến Nokia không theo kịp với tốc độ phát triển của các đối thủ trong ngành. 

Từ minh chứng này, doanh nghiệp có thể thấy chiến lược cấp công ty có ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp như thế nào. Lựa chọn chiến lược đúng đắn, doanh nghiệp sẽ có cơ hội chuyển mình và phát triển. Chiến lược doanh nghiệp sai lầm, thất bại là điều không thể tránh khỏi. Nhẹ thì doanh nghiệp thua lỗ, nặng thì có thể dẫn đến phá sản. 

“Lựa chọn chiến lược cấp công ty đúng đắn, doanh nghiệp sẽ có cơ hội chuyển mình và phát triển, chiến lược doanh nghiệp sai lầm, thất bại là điều không thể tránh khỏi.”

Doanh nghiệp vẫn đang vùng vẫy trong “vũng lầy” mang tên chiến lược thất bại? Việc doanh nghiệp cần làm lúc này chính là tìm kiếm giải pháp triệt để, từ đó thoát khỏi hố sâu dẫn đến phá sản. Bắt đầu từ việc chọn công cụ hỗ trợ thực thi chiến lược phù hợp, đặt những mục tiêu KPI khả thi, từng bước trở lại đường đua thương trường.
Toppion tư vấn đào tạo chiến lược doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam

TOPPION là đơn vị đào tạo hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn và triển khai KPI dựa trên nền tảng BSC chuẩn quốc tế. Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia BSC với hơn 10 năm tư vấn và đồng hành cùng hàng loạt doanh nghiệp đầu ngành như Vinamilk, Dr. Thanh, Imexpharm,... LIÊN HỆ NGAY 0945.00.1955 để được tư vấn tận tình.

Khi dấn mình vào thương trường, lãnh đạo luôn ý thức được tầm quan trọng của chiến lược và quan tâm đến vấn đề quản trị chiến lược, đặc biệt là chiến lược cấp công ty - được hoạch định từ chính ban lãnh đạo. Sự thành bại của chiến lược liên quan mật thiết đến sự thành bại của doanh nghiệp. Vậy đâu là những yếu tố liên quan đến sự thành bại của chiến lược? Chúng ta sẽ có dịp cùng nhau tìm hiểu trong những bài viết tiếp theo.

Chia sẻ bài viết

Bài viết khác

CÙNG TOPPION NÂNG TẦM LÃNH ĐẠO THÔNG QUA KHÓA HỌC QUẢN LÝ NHÂN SỰ CHO QUẢN LÝ - HRM FOR NON-HRM

Lo lắng và lúng túng không chỉ cảm xúc hầu hết của những bạn mới chập chững vào nghề nhân sự mà đôi khi cũng xuất hiện ở những người Quản...

Ảnh hưởng mô hình tăng trưởng chữ U đối với các Doanh nghiệp

Nhắc đến mô hình tăng trưởng chữ U, phần lớn nhiều Doanh nghiệp đang mong muốn được phục hồi sau một thời gian dài của covid vừa qua. Nhưng phải làm...

Kỹ năng kèm cặp, huấn luyện nhân viên hiệu quả

Kèm cặp, huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân viên hiểu về doanh nghiệp, hiểu về định hướng công ty và phát triển tối đa tiềm năng là điều...

BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG?

Bản đồ chiến lược đóng vai trò quan trọng đưa doanh nghiệp đến thành công. Một doanh nghiệp lên bản đồ chiến lược tốt sẽ giúp hoạch định tương lai rõ...

Ma trận IE là gì, các thành phần của ma trận IE

Ma trận IE hay còn được biết đến với tên đầy đủ là Internal-External Matrix thường được các doanh nghiệp lựa chọn để phân tích yếu tố bên ngoài và bên...