CÁC KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT CHO LÃNH ĐẠO
Kỹ năng mềm là gì?
Kỹ năng mềm (soft skills) là những khả năng và phẩm chất cá nhân không liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên môn, nhưng có ảnh hưởng lớn đến cách thức tương tác, làm việc và giao tiếp. Kỹ năng mềm bao gồm những kỹ năng quan trọng trong công việc và cuộc sống như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, tư duy sáng tạo, kỹ năng quản lý thời gian, tính linh hoạt, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán, tự quản lý, tinh thần cầu tiến, tính nhạy bén xã hội và kỹ năng giải quyết vấn đề. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ tốt và đạt được thành công.
Ngày nay, kỹ năng mềm được coi trọng và trở thành yếu tố bắt buộc trong tuyển dụng, vì chúng giúp nhân viên nâng cao hiệu quả làm việc, tạo và duy trì mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, khách hàng, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển của tổ chức. Kỹ năng mềm có thể là bẩm sinh hoặc được phát triển qua học hỏi, rèn luyện và trải nghiệm cá nhân.
Tầm quan trọng của kỹ năng mềm như thế nào với nhà lãnh đạo
Tuy nhiên, các kỹ năng mềm không được đánh giá ngang nhau. Theo khảo sát năm 2022 của Hiệp hội các trường đại học và nhà tuyển dụng quốc gia (NACE), 86% nhà tuyển dụng tìm kiếm kỹ năng giải quyết vấn đề, 76,3% coi trọng khả năng làm việc nhóm, và kỹ năng giao tiếp bằng văn bản trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh làm việc từ xa.
Trong công việc
- Lãnh đạo: Giúp cá nhân lãnh đạo nhóm và tự quản lý tốt.
- Làm việc nhóm: Tạo sự đồng thuận và giải quyết xung đột.
- Tư duy logic và sáng tạo: Tìm ra giải pháp tốt hơn cho vấn đề công việc.
- Đổi mới: Khuyến khích sáng tạo và tìm giải pháp mới.
- Giao tiếp: Tăng cường mối quan hệ với đồng nghiệp và khách hàng.
Trong cuộc sống
- Xây dựng mối quan hệ: Tạo dựng mạng lưới quan hệ chất lượng.
- Quản lý thời gian: Sắp xếp công việc và cân bằng cuộc sống.
- Tư duy sáng tạo: Tìm ra giải pháp mới cho vấn đề.
- Hợp tác: Đóng góp tích cực trong xã hội và gia đình.
Những kỹ năng mềm cần có ở các nhà lãnh đạo
1/ Nhà Lãnh đạo biết lắng nghe?
2/ Kỹ năng Tạo động lực
Nhà quản lý phải có khả năng truyền cảm hứng tích cực để đưa nhân viên phát triển hơn trong tổ chức. Nhà quản lý cần xác định đâu là động lực thúc đẩy tốt nhất của nhân viên để khuyến khích năng suất làm việc và niềm đam mê của họ.
3/ Kỹ năng giao việc
Một trong những lỗi mà hầu như các nhà quản lý thường mắc phải là luôn cố gắng thực hiện quá nhiều nhiệm vụ một mình để kiểm soát chặt công việc hơn, sợ nhân viên làm việc không đạt yêu cầu.
Ủy quyền là một kỹ năng không hề đơn giản, nhà quản lý cần xác định rõ năng lực của mỗi nhân viên và phân công nhiệm vụ “phù hợp” cho từng người dựa vào kỹ năng của họ.
4/ Thái độ tích cực
Thái độ tích cực giúp bạn kiên trì trên con đường thành công. Điều này giúp chúng ta tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ và lành mạnh. Khi nhân viên cảm thấy họ được làm việc trong một môi trường tích cực, họ sẽ hứng thú và đam mê với công việc hơn
5/ Kỹ năng Sáng tạo
6/ Trách nhiệm
Trác nhiệm là 1 trong những giá trị không thể thiếu của 1 người làm con, 1 nhân viên và 1 nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo có trách nhiệm là nhà lãnh đạo tuân thủ nội quy, quy chế và các quy định của tổ chức, làm việc một cách tự giác, chủ động, linh hoạt và sáng tạo, có tinh thần đóng góp ý kiến, đóng góp công sức, hợp tác cao, không đổ thừa, luôn luôn nỗ lực hết sức mình, biết sử dụng nguồn lực có quyền kiểm soát để giải quyết vấn đề
7/ Cam kết
Nhà quản lý phải làm theo những gì chúng ta đã nói. Nếu nhà quản lý sẵn sàng làm thêm giờ để hoàn thành công việc thì nhân viên sẽ làm theo gương của bạn. Một nhà quản lý không thể chờ nhân viên cam kết với công việc trong khi họ không thể làm điều tương tự.
8/ Tính linh hoạt
Sự thất bại và những thay đổi luôn luôn xảy ra trong công việc. Nhà quản lý cần phải xử lý vấn đề linh hoạt, đón nhận mọi thay đổi.