CHI TIẾT 10 BƯỚC XÂY DỰNG BSC/KPIS - PHẦN 2

Sau khi đã lựa chọn được Chiến lược trong phần đầu của Series bài viết "Chi tiết 10 Bước xây dựng BSC/KPIs", chúng ta sẽ xây dựng các tiêu chí để đánh giá Chiến lược đó có thành công hay không, và trình bày một Bản đồ chiến lược sẽ phải như thế nào.
 

Bước 3: Kết quả chiến lược (Strategic Objectives & Results)

Mục tiêu

Bước này giúp Doanh nghiệp trả lời 2 câu hỏi:
• Doanh nghiệp cần phải đạt được những mục tiêu gì để giúp chiến lược đã lựa chọn thành công?
• Các kết quả sơ bộ nào để có thể đánh giá chiến lược này thành công?

Phương pháp

• Ứng với từng chiến lược đã chọn, Doanh nghiệp xác định các mục tiêu chiến lược theo 04 phương diện BSC (Tài chính, Khách hàng, Quy trình, Học hỏi & Phát triển).
• Sau đó, vẽ các đường dẫn, kết nối các mục tiêu chiến lược theo quan hệ nhân-quả.
• Liệt kê một số kết quả, mà sau khi triển khai, có thể đánh giá được ngay chiến lược có đạt được hay không.
• Như vậy, mỗi chiến lược được thể hiện qua một Bản đồ chiến lược thành phần.

 
Mô hình xây dựng Bản đồ chiến lược thành phần

Cách đặt mục tiêu chiến lược

Mục tiêu chiến lược nên đặt bắt đầu bằng các từ khóa:
• Tăng ...
• Giảm ...
• Tối ưu hoá ...
• Tối đa hoá ...
• Tối thiểu hoá ...
• Cải thiện ...
• Xây dựng ...
• Duy Trì ...

Phương pháp rà soát đường dẫn liên kết mục tiêu chiến lược

CÁCH 01: Rà soát từ dưới lên với câu hỏi "WHY"

• Tại sao lại cần thiết có mục tiêu chiến lược này?
• Nếu mục tiêu chiến lược này đạt được, sẽ dẫn đến đạt được (những) mục tiêu chiến lược gì?

 
Rà soát từ dưới lên với câu hỏi "WHY"
CÁCH 02: Rà soát từ trên xuống với câu hỏi "HOW"

Làm sao để đạt mục tiêu chiến lược này?
• Để đạt được mục tiêu chiến lược này, cần đạt được (những) mục tiêu chiến lược nào trước?

 
Rà soát từ trên xuống với câu hỏi "HOW"

Bước 4: Bản đồ chiến lược (Strategy Mapping)

Mục tiêu

Bản đồ chiến lược được hiểu là những mục tiêu then chốt đan xen theo quy luật nhân quả, được kết nối chặt chẽ và tối ưu giúp làm các mục tiêu và ra được kết quả cho từng chiến lược có đạt hay không?

Xây dựng bản đồ chiến lược cấp công ty theo 04 phương diện BSC.

Phương pháp

• Sau khi đã xây dựng được các Bản đồ chiến lược thành phần (mỗi chiến lược được cụ thể hóa bằng một bản đồ chiến lược thành phần), tiến hành hợp nhất để có bản đồ chiến lược cấp công ty.
• Những mục tiêu chiến lược nào trùng nhau sẽ được hợp nhất thành một. Những mục tiêu nào có nội hàm gần giống nhau thì có thể gom chung thành một. Theo kinh nghiệm triển khai thành công của các Chuyên Gia (Best Practices), khuyến nghị số lượng mục tiêu chiến lược không nên vượt quá 16.
• Sau đó, tiến hành rà soát và vẽ đường dẫn liên kết cho các mục tiêu này theo quan hệ nhân-quả.

 
Mô hình hợp nhất các Bản đồ chiến lược thành phần thành Bản đồ chiến lược cấp công ty
Chia sẻ bài viết

Bài viết khác

​6 TƯ DUY LÃNH ĐẠO CẦN THAY ĐỔI

Tư duy lãnh đạo là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của một tổ chức. Bởi tư duy lãnh đạo chuẩn mực, đúng đắn sẽ thúc đẩy sự phát triển của...

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VINAMILK

Năm2015 TOPPION vinh dự có cơ hội đồng hành cùng VINAMILK trong dự án xây dựng văn hóa, triển khai áp dụng hệ thống BSC/KPI và huấn luyện Leader Mindset. Tư vấn...

​VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VINGROUP

TOPPION có cơ hội được làm việc cùng các đơn vị thành viên của Vingroup trong 2019 và đánh giá cao đội ngũ lãnh đạo, môi trường văn hóa của Vingroup. Thành...

CHUYÊN GIA TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP

Tái cấu trúc doanh nghiệp là một thuật ngữ phổ biến cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong 20 năm trở lại đây, nhưng thật sự để hiểu tái cấu...

TRỞ THÀNH CHUYÊN GIA BSC/KPIs - CON ĐƯỜNG SỰ NGHIỆP RỘNG MỞ, TẠI SAO KHÔNG?

TRỞ THÀNH CHUYÊN GIA BSC/KPIs - CON ĐƯỜNG SỰ NGHIỆP RỘNG MỞ - TẠI SAO KHÔNG? Những năm gần đây, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được tầm...

DISC LÀ GÌ VÀ ỨNG DỤNG THẾ NÀO ĐỂ BÁN HÀNG HIỆU QUẢ

DISC – một phương pháp phân tích hành vi hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Riêng đối với lĩnh vực kinh doanh, DISC...