VĂN HÓA DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

Văn hóa doanh nghiệp là một khái niệm phổ biến và thường được mọi người nhắc đến khi bàn về vấn đề lãnh đạo và xây dựng doanh nghiệp. Nhưng văn hóa doanh nghiệp là gì? Chúng ta đã thực sự hiểu đúng về văn hóa doanh nghiệp hay chưa? Toppion sẽ cùng các bạn tái khám phá về khái niệm văn hóa doanh nghiệp để có được một cái nhìn căn bản và tương đối đầy đủ về khái niệm này.



Văn hóa doanh nghiệp – một tảng băng trôi với 3 cấp độ cơ bản

Có bao nhiêu định nghĩa về văn hóa thì có bấy nhiêu định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp. Tùy thuộc vào mỗi nền văn hóa và nền tảng kiến thức, mỗi người, mỗi doanh nghiệp lại có một cách trả lời khác nhau cho câu hỏi văn hóa doanh nghiệp là gì. Song, nếu để chọn một khái niệm mang tính bao quát và súc tích nhất, chúng tôi xin được mượn định nghĩa của giáo sư Edgar H. Schein – giáo sư danh dự về khoa học quản trị tại đại học MIT:“Văn hóa doanh nghiệp là mô hình mẫu của các giả định căn bản đã được vận hành đủ tốt để đánh giá là phù hợp khi giải quyết các vấn đề của Doanh nghiệp.”

Vậy các giả định căn bản là gì? Để hiểu cặn kẽ khái niệm này, cũng như hiểu rõ về khái niệm văn hóa doanh nghiệp là gì, thiết nghĩ chúng ta không thể bỏ qua 3 cấp độ của văn hóa doanh nghiệp mà giáo sư Edgar H. Schein đề ra:

Cấp độ 1: Các sản phẩm của con người

Đối với cấp độ này, văn hóa doanh nghiệp được biểu lộ ra ngoài bằng những gì mà chúng ta nhìn được, sờ được nhưng lại khó mà lý giải được. Chúng tôi thường ví đây chính là bề nổi trên mặt nước của tảng băng trôi. Ví dụ như logo, màu sắc chủ đạo của doanh nghiệp, đồng phục, lối kiến trúc – xây dựng – trang trí cơ sở vật chất, hoặc tinh tế hơn qua thái độ làm việc và ứng xử của nhân viên, một số quy tắc nội bộ,... Các sản phẩm này là biểu hiện của văn hóa nhưng không phải là văn hóa doanh nghiệp. Tựa như việc chúng ta nhìn được hình thức nhưng chưa thể ngay lập tức nhận ra được bản chất. Để hiểu được văn hóa doanh nghiệp, hoặc là bạn đắm mình đủ lâu trong chính văn hóa ấy, hoặc là bạn nên hỏi những người đã đắm mình lâu trong nó để có những kiến giải hợp lý, không nên dùng “bối cảnh văn hóa” cá nhân để thông qua biểu hiện mà đánh giá văn hóa doanh nghiệp của một doanh nghiệp cụ thể.

Cấp độ 2: Các niềm tin và giá trị được đồng thuận

Đây là cấp độ mà chúng tôi ví là tầng trung gian của tảng băng trôi, tương đối trừu tượng và khó mà cân đo đong đếm bằng lượng được. Đó là những niềm tin và giá trị chủ đạo được đồng thuận – là cơ sở để đưa ra quyết định và dẫn dắt hành động đối với mọi thành viên trong doanh nghiệp. Điều mà các doanh nghiệp vẫn hay nhấn mạnh khi xây dựng văn hóa của mình như tầm nhìn, chiến lược, giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh,... đều thuộc về cấp độ 2 này.
Văn hóa doanh nghiệp luôn phản ánh một phần nào đó văn hóa của người lãnh đạo. Khởi đi từ niềm tin và các giá trị mà người đứng đầu theo đuổi, được đưa vào doanh nghiệp thử nghiệm, sau quá trình thử nghiệm và gặt hái được kết quả như ý, những người khác cũng sẽ dần được thuyết phục đồng thuận với những niềm tin và giá trị mà người lãnh đạo đưa ra.
Tuy nhiên, các giá trị được đồng thuận – có nghĩa là được cả Ban Lãnh đạo lẫn nhân viên chấp nhận chưa chắc có thể trở thành những giả định căn bản được ngầm hiểu – nghĩa là ảnh hưởng đến mọi quyết định trong mọi cách xử lý vấn đề của doanh nghiệp. Ví dụ như công ty anh đề cao chất lượng sản phẩm nhưng thực tế không phải lúc nào cũng vậy, nếu có một vài trường hợp lỗi xảy ra còn dễ bị đổ thừa cho hoàn cảnh khách quan. Đó cũng là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp không thể xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp. Bởi chúng ta chưa chạm được đến tầng sâu nhất của tảng băng trôi – cấp độ 3.


Cấp độ 3: Các giả định căn bản làm nền móng

Các niềm tin và những giá trị cùng được thồng thuận thông qua một thời gian dài thử nghiệm và được khẳng định “luôn đúng” sẽ dần trở thành những giả định căn bản làm nền móng. Như ví dụ trên, Ban Lãnh đạo và nhân viên đều chấp thuận chất lượng sản phẩm làm nên giá trị của doanh nghiệp. Nhờ vào sản phẩm chất lượng, công ty được khách hàng tin dùng, được yêu mến, giới thiệu rộng rãi, thương hiệu được nhiều người biết đến, nhắc đến tên công ty là người ta biết sản phẩm chắc chắn đảm bảo an toàn, doanh thu cũng vì thế mà tăng cao,... Nếu như có trường hợp sản phẩm lỗi chắc chắn sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Dần dần, mọi người trong công ty đều ngầm hiểu đây chính là quy tắc bất biến trong công ty mình, dù gặp phải vấn đề gì thì chất lượng cũng phải luôn đặt lên hàng đầu. Khi giá trị này trở thành giả định căn bản, các nhân viên của anh sẽ không vì bất cứ lý do gì làm ra một sản phẩm kém chất lượng. Bởi giả định căn bản là những gì không thể tranh cãi và vô cùng khó để thay đổi.

Quay lại với khái niệm của Edgar H. Schein để hiểu văn hóa doanh nghiệp là gì, cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp chính là mô hình mẫu các giá trị căn bản được đánh giá là phù hợp trong việc giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp. Chính những giá trị căn bản này mới là chìa khóa trong việc xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp hay không.

“Văn hóa doanh nghiệp là mô hình mẫu của các giả định căn bản đã được vận hành đủ tốt để đánh giá là phù hợp khi giải quyết các vấn đề của Doanh nghiệp"

Văn hóa doanh nghiệp là đòn bẩy đẩy mạnh hiệu suất công việc

Không phải ngẫu nhiên mà phần lớn các công ty tên tuổi trên thế giới đều quan tâm đến việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Top những doanh nghiệp hàng đầu không ngại đầu tư những khoảng chi phí hẳn nhiên không chỉ để giải đáp cho câu hỏi văn hóa doanh nghiệp là gì, mà đó còn là khoảng đầu tư cho việc cải thiện hiệu làm việc của đội ngũ. Vì sao? Bởi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp được xem là thành công khi và chỉ khi đội ngũ hiểu tường tận, và văn hóa doanh nghiệp trở thành phong cách làm việc, phong cách ứng xử của con người trong doanh nghiệp.

Vinamilk là một trong số những doanh nghiệp Toppion có vinh dự được hợp tác trong việc xây dựng và triển khai thành công văn hóa doanh nghiệp, xứng đáng là một hình mẫu cho những doanh nghiệp đang trên hành trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho mình. Các giả định căn bản làm nền móng được Vinamilk cụ thể hóa bằng 6 nguyên tắc tối thượng mà từ lãnh đạo cho đến bác bảo vệ của doanh nghiệp đều phải tôn trọng và dùng nó làm kim chi nam trong cách xử lý mọi vấn đề. Chính nhờ 6 nguyên tắc tối thượng ấy mà trên dưới doanh nghiệp, mọi nhân viên đều có được sự đồng nhất trong hành động, tạo ra sự phối hợp ăn ý giữa các khâu làm việc, tránh được các mâu thuẫn không đáng có trong nội bộ, từ đó đẩy mạnh được hiệu suất công việc.

“Văn hóa doanh nghiệp tạo ra sự đồng nhất trong hành động, phối hợp ăn ý giữa các khâu làm việc, từ đó đẩy mạnh hiệu suất công việc.

Văn hóa doanh nghiệp là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Cũng như việc hiểu văn hóa doanh nghiệp là gì, lợi thế cạnh tranh cũng là một khái niệm có rất nhiều định nghĩa. Song, ở đây chúng ta có thể hiểu đơn giản “lợi thế cạnh tranh là điểm tập hợp những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, nguồn lực mà doanh nghiệp bạn đang có hoặc muốn có trong tương lai (nếu doanh nghiệp bạn chưa có lợi thế). Điểm này khi bạn sở hữu được thì các doanh nghiệp khác muốn bắt chước rất khó hoặc vẫn được nhưng đối thủ phải mất rất nhiều thời gian và nguồn lực (theo sách Leader Mindset - Thay đổi tư duy lãnh đạo của Chuyên gia Loan Văn Sơn). Có rất nhiều yếu tố có thể trở thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, ở đây chúng ta có thể phân chia thành hai yếu tố chính: là lợi thế về chi phí và lợi thế về khác biệt.

Nếu như lợi thế về chi phí dựa trên kỹ thuật, công nghệ để có thể giảm giá thành sản phẩm rất dễ có thể bị bắt chước thì lợi thế về mặt khác biệt lại có thể khắc phục tình trạng này. Văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố đặc thù, chỉ có thể cảm nhận chứ không thể học theo, nên đồng thời đây cũng là một lợi thế cạnh tranh mà các doanh nghiệp khác không thể bắt chước. Đây là một trong những điểm khi chúng ta đi tìm lời giải cho câu hỏi văn hóa doanh nghiệp là gì.

Khi đã xây dựng được văn hóa doanh nghiệp, đặc biệt là thống nhất được những giá trị và giả định căn bản ngầm hiểu, sẽ là nền tảng vững chắc để doanh nghiệp ứng dụng thành công những công cụ quản trị trên thế giới như BSC (Thẻ điểm cân bằng), OKR (Quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt) và KPIs (Chỉ số đánh giá thực hiện công việc). Không chỉ đơn thuần là ứng dụng từng công cụ mà doanh nghiệp còn có thể kết hợp những công cụ ấy với nhau nhờ vào sự thống nhất tư duy dựa trên việc xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp.

“Văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố đặc thù, chỉ có thể cảm nhận chứ không thể học theo, nên đồng thời đây cũng là một lợi thế cạnh tranh mà các doanh nghiệp khác không thể bắt chước.”

Văn hóa doanh nghiệp là bản sắc doanh nghiệp

Thương hiệu doanh nghiệp là hình ảnh đại diện cho con người cả ở bên trong lẫn bên ngoài thương hiệu. Nếu như thương hiệu doanh nghiệp là yếu tố bên trong xây dựng, bên ngoài nhìn thấy thì văn hóa doanh nghiệp là yếu tố bên ngoài nhìn thấy, bên trong cảm nhận. Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, văn hóa là một yếu tố đặc thù, là nét riêng của mỗi doanh nghiệp mà dù những doanh nghiệp khác nhìn vào, biết đó nhưng chắc chắn không thể bắt chước được. Do đó, văn hóa doanh nghiệp góp phần không nhỏ trong việc tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp, là dấu ấn phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Trong số những doanh nghiệp mà TOPPION đã từng có cơ hội hợp tác, có lẽ Dược Hậu Giang là một trong số ít công ty nhận thức rõ ngay từ ban đầu về văn hóa doanh nghiệp là gì và tầm quan trọng của nó. Công ty Dược Hậu Giang từ những ngày đầu ra đời với hai bàn tay trắng nay đã trở thành thương hiệu có tên tuổi trong lĩnh vực dược phẩm không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu ra các thị trường khác trên thế giới như Ukraine, Nga, Rumania, Singapore, Đài Loan, Malaysia, Philippines, Indonesia, Lào, Campuchia,... Có được sự thành công này một phần chính là nhờ văn hóa doanh nghiệp đặc thù được xây dựng trên suốt chặng đường dài đầy thăng trầm. Từ những giả định ngầm hiểu với niềm tin và các giá trị được đồng thuận, công ty có những quy định cụ thể nhằm xây dựng và rèn luyện đạo đức, văn hóa cho cán bộ - công nhân viên như mỉm cười chào nhau khi gặp mặt, nhường ghế cho người già, biết cảm ơn và xin lỗi, không chửi thề nói tục, nói lời chân thành,... Những quy tắc trên rất gần gũi với những nét truyền thống dân tộc nên đều được mọi người hưởng ứng, theo thời gian trở thành phong cách và nét đẹp văn hóa của chính Công ty Dược Hậu Giang.

​​
“Văn hóa doanh nghiệp góp phần trong việc tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp, là dấu ấn phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Hiểu được cốt lõi văn hóa doanh nghiệp là gì, có được cái nhìn đúng đắn về văn hóa doanh nghiệp là bước đầu tiên để xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp. Đó cũng chính là yếu tố giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh năng suất, tăng lợi thế cạnh tranh và tạo được dấu ấn riêng cho thương hiệu của mình.

Chia sẻ bài viết

Bài viết khác

TƯ VẤN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ 7 ĐIỂM CẦN LƯU Ý

Với kinh nghiệm gần 10 năm tư vấn văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như: Vinamilk, Gemadept, Imexpharm, TNG holding Việt Nam, Traphaco,...Đội ngũ chuyên gia TOPPION đút...

DUNG HÒA VĂN HÓA - CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG HẬU M&A

Đối với những cuộc M&A, điều đáng quan tâm có lẽ không nằm ở chiến lược hay thương hiệu. Bởi nếu chiến lược chưa đúng, nhưng có sự đồng lòng thì...

VĂN HÓA ĐI TRƯỚC, TÁI CẤU TRÚC THEO SAU

VĂN HÓA ĐI TRƯỚC, TÁI CẤU TRÚC THEO SAU 98% CEO mà TOPPION tiếp xúc đều chia sẻ rằng rất muốn sử dụng dịch vụ tư vấn tái cấu trúc và quản...

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP - "CHẤT KẾT DÍNH" THỜI KHỦNG HOẢNG

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP - “CHẤT KẾT DÍNH” THỜI KHỦNG HOẢNG "Chìa khóa để doanh nghiệp vững vàng trước thử thách là văn hóa doanh nghiệp - 'chất kết dính' để  đội...

TIÊN LÀM VĂN HÓA - HẬU LÀM ERP, BSC/KPIs

"TIÊN" làm Văn hoá - "HẬU" làm ERP, BSC/KPIs “Không có các nguyên tắc văn hóa tối thượng làm kim chỉ nam, chiến lược sẽ dễ “chết yểu”, ERP, BSC/KPIs dễ trở...

VĂN HÓA TỰ MÃN CẢN ĐƯỜNG DOANH NGHIỆP

VĂN HÓA TỰ MÃN CẢN ĐƯỜNG DOANH NGHIỆP Nếu không muốn bị bỏ lại phía sau, doanh nghiệp phải cạnh tranh với chính mình Nhiều người nghĩ chỉ có lãnh đạo doanh nghiệp...