4 TƯ DUY LÃNH ĐẠO THEN CHỐT QUYẾT ĐỊNH HIỆU SUẤT LÃNH ĐẠO

​​

Jim Taylor Ph.D. một giảng viên tại trường đại học San Francisco đã từng nhận định “Effective leadership comes from what you think, feel, and do – Sự lãnh đạo hiệu quả đến từ những gì bạn nghĩ, cảm nhận và hành động. Một khẳng định mạnh mẽ cho sự liên kết 2 chiều giữa tư duy và lãnh đạo. Vậy tư duy lãnh đạo được hiểu như thế nào và những yếu tố cấu thành tư duy lãnh đạo cần có là gì. Theo phân tích của vị giáo sư Jim Taylor, hôm nay chúng ta sẽ có thêm 1 khía cạnh nữa về tư duy lãnh đạo hiệu suất.


Theo ông, “Cách bạn lãnh đạo là kết quả của việc bạn là ai”. Leadership không đơn thuần là cách quản trị, mà nó còn nói lên cách một nhà lãnh đạo nghĩ, cảm nhận và hành động và tư duy quyết định mọi thứ.
 
Tư duy là thái độ, niềm tin và kỳ vọng mà bạn nắm giữ, nó đóng vai trò là nền tảng quyết định con người của bạn, cách bạn lãnh đạo và cách bạn tương tác với đội nhóm của mình.
Tư duy có ảnh hưởng rất lớn bởi vì nó quyết định cách bạn suy nghĩ và diễn giải các tình huống, các phản ứng cảm xúc của bạn, các quyết định của bạn và hành động mà bạn thực hiện. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các mối quan hệ và hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp mà bạn đang lãnh đạo.
Theo Jim Taylor Ph.D, có 4 tư duy lãnh đạo then chốt để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả, đó là: Sự cam kết, trách nhiệm, hiệu suất và tầm nhìn.

1. Sự cam kết

Nền tảng của tư duy lãnh đạo là sự cam kết. Số lượng sự cam kết của bạn quyết định cho những vai trò của đội ngũ xung quanh bạn. Những cam kết được gửi ra sẽ nhận lại những thông điệp tương ứng và đồng thời là lời kêu gọi hành động mạnh mẽ và nhất quán. Giống như định luật vạn vật hấp dẫn, khi bạn cam kết điều gì, thì cả vũ trụ sẽ tạo ra một năng lượng giúp bạn hoàn thành mục tiêu với sự cam kết đó. Ví dụ, một người CEO tuyên bố trước toàn thể ban quản lý cấp cao của mình rằng anh ta sẽ cam kết thực hiện KPIs của mình với tất cả niềm tin và sự nỗ lực. Ngay lập tức sự cam kết ấy tạo ra 1 nguồn năng lượng vô hình mạnh mẽ truyền đến đội ngũ quản lý, họ sẽ làm việc và thực hiện những công việc của mình bằng nguồn cảm hứng được tạo ra từ vị CEO. Và như thế, anh ta đã tạo ra 1 đội nhóm lấy giá trị cam kết làm yếu tố then chốt cho hiệu suất công việc của mình, đồng thời tạo thành 1 hình tượng cảm hứng cho những mối quan hệ công việc xung quanh anh ta.
Ngoài ra, là một nhà lãnh đạo, bạn phải có đam mê. Có nghĩa là bạn thực sự mong muốn cải tiến, thay đổi để dẫn đầu và xuất sắc. Bạn biết rằng sự cam kết và niềm đam mê là thứ quan trọng nhất giúp bạn đạt được và vượt những mục tiêu mà bạn đã thiết lập trước đó. Đó là tư duy lãnh đạo số một.

2. Trách nhiệm
Tư duy trách nhiệm được hiểu là bạn sẵn sàng chịu trách nhiệm cho tất cả những vai trò mà bạn đảm nhận trong công ty. Hầu hết các thành viên của một doanh nghiệp đều đóng vai trò là người đóng góp, trong đó họ có thể nói rằng họ biết vai trò của mình là gì và họ làm những gì cần làm để hoàn thành những trách nhiệm đó. Một tư duy như vậy rõ ràng là tầm thường với một lãnh đạo. Với tư duy lãnh đạo trách nhiệm ở đây, bạn phải tuyên bố rằng “Tôi không bao giờ cho rằng người khác chịu trách nhiệm” và “Tôi chịu trách nhiệm cho tất cả mọi thứ. Thất bại của người khác là thất bại của tôi”. Bạn phải hiểu rằng bạn là một người lãnh đạo, là người đứng đầu công ty/đội nhóm và trách nhiệm của đội ngũ chính là trách nhiệm của chính mình.

3. Hiệu suất

Trong một thế giới kinh doanh toàn cầu và đầy biến động như hiện nay, “thành tích tốt” đã không còn là “đủ” cho 1 doanh nghiệp thành công và trường tồn, mà là “tốt nữa không”, hay “xuất sắc được nữa không”. Thực tế cho thấy, sự bất ổn về kinh tế và sự cạnh tranh toàn cầu khiến cho những gì “đã từng là đủ, là tốt” để thành công trước đây bây giờ sẽ chỉ dành cho một sự thất bại. Và sự thật, nếu trên cương vị là một nhà lãnh đạo, bạn không nhìn thấy được câu chuyện cải tiến và tốt hơn, hay chỉ dừng lại và tự mãn với thành tích hiện có của mình thì không chừng, doanh nghiệp của bạn, đội ngũ của bạn đang là những kẻ thất bại trong cuộc chiến này. Có một số chuyên gia kinh tế Việt Nam hay dùng từ “cải tiến” hay “làm tốt nhất của điều tốt nhất”. Chắc chắn, đó sẽ là một tư duy lãnh đạo không những giúp doanh nghiệp không bị lạc hậu, mà còn là 1 vũ khí giúp doanh nghiệp tạo ra sự sáng tạo và tư duy học hỏi cải tiến mỗi ngày. Chẳng phải đó là điều các vị lãnh đạo cần hay sao? Là một người lãnh đạo, bạn phải nói và chứng minh rằng “tôi đã liên tục tìm cách đưa hiệu suất của mình lên một tầm cao mới”, chứ không phải “như vậy là tốt nhất rồi”.

4. Tầm nhìn

Trong bối cảnh một thế giới kinh doanh phát triển và vận động nhanh chóng mà chúng ta đang sống, các vị lãnh đạo dễ dàng bị cuốn vào những thách thức và khó khăn hàng ngày trong việc điều hành/quản lý của mình. Phần lớn họ vì quá bận rộn trong những chiến lược ngắn hạn mà quên nhìn về phía trước để xem điều gì sẽ xảy ra. Những gì nằm ở phía trước có thể là một cơ hội tuyệt vời đang chờ đợi họ nắm lấy, hoặc cũng có thể là một vụ tai nạn mà ít nhất họ cần biết để tránh né. Trong cả 2 trường hợp tốt và xấu cho những điều có thể xảy ra ở tương lai, nếu bạn không hướng tầm nhìn về chúng thì tương lai sẽ trở thành hiện tại mà bạn và doanh nghiệp của bạn đã không sẵn sàng cho sự xảy ra của nó.
Cho nên, trong hệ thống tôn của của một doanh nghiệp luôn có yếu tố TẦM NHÌN là vậy. Một nhà lãnh đạo giỏi phải có tầm nhìn xa, phải biết và suy đoán được những cơ hội và thách thức có thể xảy ra để từ đó có những phương án chuẩn bị tốt nhất. Đó là một yêu cầu và là một tư duy tối thiểu của tư duy lãnh đạo mà không ít các vị lãnh đạo đã từng mắc phải sai lầm trong cuộc đời lãnh đạo của mình.
Một cái nhìn thiển cận về thế giới kinh doanh của bạn sẽ chỉ dẫn đến cái chết cho công ty một cách chậm chạp và đau đớn mà thôi. Bởi vì thành công thực sự trong thế giới kinh doanh không phải là sự đánh giá của một năm mà thậm chí là cả thập kỷ. Tầm nhìn của bạn về công ty và tương lai cho ngành nghề mà công ty bạn đang hoạt động là điều quan trọng đối với sự thành công của Doanh nghiệp, phụ thuộc vào việc bạn sẽ tìm kiếm những gì tiếp theo để làm sản phẩm lõi cho Doanh nghiệp của bạn. Giống như việc nhận biết các xu hướng, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, xác định thị trường mới và dự đoán các mối đe dọa trong tương lai… Đó là cách duy nhất có thể đảm bảo công ty của bạn có thể tồn tại lâu dài.



Để rèn luyện những tư duy trên, bạn nên bắt đầu từ những tư duy cơ bản nhất và LEADER MINDSET là khóa học cung cấp bức tranh tổng quan nhất về chân dung và mô hình một người lãnh đạo chuẩn. Một hành động ngày hôm nay là quyết định sự thành bại cho cả tương lai.
Nguồn tham khảo: Theo Jim Taylor Ph.D - The Power of Prime 

Chia sẻ bài viết
Các bài viết liên quan: tư duy lãnh đạo, tu duy lanh dao

Bài viết khác

​6 TƯ DUY LÃNH ĐẠO CẦN THAY ĐỔI

Tư duy lãnh đạo là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của một tổ chức. Bởi tư duy lãnh đạo chuẩn mực, đúng đắn sẽ thúc đẩy sự phát triển của...

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VINAMILK

Năm2015 TOPPION vinh dự có cơ hội đồng hành cùng VINAMILK trong dự án xây dựng văn hóa, triển khai áp dụng hệ thống BSC/KPI và huấn luyện Leader Mindset. Tư vấn...

​VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VINGROUP

TOPPION có cơ hội được làm việc cùng các đơn vị thành viên của Vingroup trong 2019 và đánh giá cao đội ngũ lãnh đạo, môi trường văn hóa của Vingroup. Thành...

CHUYÊN GIA TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP

Tái cấu trúc doanh nghiệp là một thuật ngữ phổ biến cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong 20 năm trở lại đây, nhưng thật sự để hiểu tái cấu...

TRỞ THÀNH CHUYÊN GIA BSC/KPIs - CON ĐƯỜNG SỰ NGHIỆP RỘNG MỞ, TẠI SAO KHÔNG?

TRỞ THÀNH CHUYÊN GIA BSC/KPIs - CON ĐƯỜNG SỰ NGHIỆP RỘNG MỞ - TẠI SAO KHÔNG? Những năm gần đây, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được tầm...

DISC LÀ GÌ VÀ ỨNG DỤNG THẾ NÀO ĐỂ BÁN HÀNG HIỆU QUẢ

DISC – một phương pháp phân tích hành vi hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Riêng đối với lĩnh vực kinh doanh, DISC...