SAI LẦM TRONG XÂY DỰNG KPI CHO DOANH NGHIỆP

KPI là một công cụ quản trị, đo lường phổ biến được hầu hết các doanh nghiệp ứng dụng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có đến 90% doanh nghiệp trong số họ vẫn gặp khó khăn trong việc triển khai. Không phải họ không nắm được những bí quyết để xây dựng KPI hiệu quả, song do vấp phải một số sai lầm khiến việc triển khai KPI không thành công. Vậy đâu là những sai lầm cần tránh trong xây dựng KPI cho doanh nghiệp?
 

Sai lầm 1: Xây dựng KPI cho doanh nghiệp không gắn với mục tiêu chiến lược

KPI vẫn được hiểu là chỉ số đo lường và đánh giá hiệu suất của một cá nhân hay một bộ phận của công ty, là công cụ đo lường hỗ trợ việc thực hiện và kiểm soát quá trình thực hiện các mục tiêu sao cho hiệu quả. Tuy nhiên, cách hiểu KPI chỉ là một công cụ đo lường khiến nhiều doanh nghiệp chỉ đưa ra những con số và yêu cầu nhân viên thực hiện mà không dựa trên mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
 
Đây là sai lầm trong xây dựng KPI cho doanh nghiệp thường thấy nhất. Sai lầm này dẫn đến việc nhân viên chỉ làm việc cho có để đáp ứng những con số mà quản lý đưa ra. Nhưng đáp ứng được KPI rồi mà mục tiêu doanh nghiệp hướng đến lại chưa đạt được. Đây mới chính là điều khiến các doanh nghiệp đau đầu nhất.
 
Tương tự như khi chúng ta lập kế hoạch cho bản thân, chúng ta cần phân chia các mục tiêu thành mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn và những mục tiêu này cần hướng đến mục đích chính mà chúng ta hướng đến. Với doanh nghiệp cũng vậy, KPI không phải là những con số vô hồn và ngẫu nhiên, doanh nghiệp cảm thấy nó có thể đo lường được thì liền gắn nó với KPI. Để xây dựng được KPI hiệu quả, cần gắn KPI với kế hoạch chiến lược của công ty.
 
Ai đã từng tìm hiểu về BSC - Balance Scorecard hẳn đã nghe qua thuật ngữ “Bản đồ chiến lược” và biết được rằng hệ thống chỉ tiêu KPI cần phải xây dựng từ chiến lược. Nếu không đảm bảo được điều này, việc thực hiện KPI cũng chỉ mang tính vận hành chứ không thực sự giúp công cụ phát huy hết khả năng để hỗ trợ doanh nghiệp quản trị và thực thi chiến lược.
“Xây dựng KPI không gắn với chiến lược cũng giống như đặt ra mục tiêu mà không hướng về mục đích. Dù đạt được mục tiêu, bạn vẫn không về được đích đến."

Sai lầm 2: Không biết cách truyền đạt KPI

Một thực trạng thường thấy ở các doanh nghiệp là việc quản lý giao KPI cho nhân viên nhưng không lý giải cho nhân viên hiểu lý do tại sao họ phải thực hiện những điều đó. Mục đích là yếu tố rất quan trọng, vừa là định hướng vừa là động lực để con người hành động. Chỉ đưa ra yêu cầu hành động mà thiếu đi mục đích rất dễ khiến nhân viên rơi vào trạng thái mất định hướng và không có động lực làm việc.
 
Bên cạnh đó, truyền đạt KPI thất bại còn do các nhân viên thiếu nền tảng tư duy về KPI. Lãnh đạo là người xây dựng KPI nhưng nhân viên mới là người thực thi. Nếu không có sự tương thích giữa tư duy người xây dựng và người thực thi thì KPI có hoàn hảo đến đâu cũng chỉ là những con số vô hồn.
 
Việc không biết cách truyền đạt KPI không chỉ liên quan đến yếu tố giao tiếp, truyền thông hay tư duy mà bản chất của nó nằm ở việc doanh nghiệp thiếu nền tảng văn hóa vững mạnh. Hiểu một cách đơn giản, văn hóa doanh nghiệp là những chuẩn mực chung về nguyên tắc và phong cách làm việc được thể hiện qua suy nghĩ, lời nói và hành động của từng nhân viên. Sâu xa hơn, văn hóa doanh nghiệp giúp mỗi cá nhân nhận ra con đường mình đang đi hướng về đâu, và bản thân mỗi người đang đóng vai trò gì trên hành trình đó. Chính nhờ yếu tố này, mỗi cá thể sẽ ý thức được từng chỉ tiêu được đặt ra cho mình cho ý nghĩa gì và vui vẻ hoàn thành nó.
 
Không truyền đạt được KPI thì làm sao nhân sự có thể hoàn thành KPI và làm sao KPI có thể phục vụ cho mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp? Nên đây chính là một sai lầm trong xây dựng KPI cho doanh nghiệp.

“Không biết cách truyền đạt KPI không chỉ liên quan đến yếu tố giao tiếp, truyền thông hay tư duy mà bản chất của nó nằm ở việc doanh nghiệp thiếu nền tảng văn hóa vững mạnh."

Sai lầm 3: Xây dựng KPI bất khả thi

Xây dựng KPI không gắn với thực tế doanh nghiệp chính là một trong những lỗi sai các doanh nghiệp thường gặp phải. Có nhiều doanh nghiệp xây dựng KPI “trong mơ”, thiết lập những con số đẹp và giao cho đội ngũ thực thi nhưng hoàn toàn không để ý tới tính khả thi của những chỉ tiêu mình đề ra. Hậu quả là những chỉ tiêu ấy vượt quá năng lực của đội ngũ khiến nhân viên phải gồng mình, gắng sức để thực hiện.
 
Các chỉ tiêu của KPI không thể dễ dàng hoàn thành như để “cho có”, nhưng cũng không thể quá khó so với năng lực đội ngũ. Hệ thống KPI hợp lý là khi chúng đủ tính thách thức mà vẫn trong khả năng cố gắng của nhân viên. Nghĩa là không nằm trong tầm tay, lại không quá tầm với. Có như vậy, nhân sự mới có đủ động lực và hứng thú để hành động, đồng thời quản lý cũng có thể thông qua việc thực hiện tiêu chí KPI để phát triển đội ngũ.
 
Ngoài ra, xây dựng KPI không thể đo lường cũng là một kiểu “bất khả thi”. Điều này thoáng nghe thì thật vô lý, vì KPI vốn là công cụ đo lường. Tuy nhiên, đo lường những gì và đo lường như thế nào lại do người xây dựng KPI thiết kế. Chính vì nguyên nhân này mà xảy ra trường hợp có những chỉ tiêu rất cảm tính hoặc không thể đo lường một cách cụ thể, ví dụ như “tăng mức độ hài lòng của khách hàng” nhưng không biết mức độ hài lòng của khách hàng hiện tại là bao nhiêu, muốn tăng lên bao nhiêu % và thời hạn hoàn thành trong thời gian bao lâu. Như vậy làm sao nhân viên có thể hoàn thành KPI? Như vậy là lãnh đạo hoặc người quản lý đang tự làm khó mình và đội ngũ trong việc xây dựng KPI cho doanh nghiệp.

“Sai lầm trong xây dựng KPI cho doanh nghiệp chính là sử dụng công cụ đo lường nhưng lại không thể đo lường.”

Sai lầm 4: Xây dựng KPI “độc tôn” 

Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp quản trị và thực thi chiến lược. Tuy KPI là một trong những công cụ rất phổ biến nhưng bất cứ một công cụ nào cũng có những mặt ưu - nhược điểm riêng. Sai lầm các doanh nghiệp gặp phải chính là việc xây dựng KPI cho doanh nghiệp mà không tìm hiểu và ứng dụng thêm các công cụ quản trị khác như BSC, OKR, OGMS hay MBO. Việc tìm hiểu các công cụ khác sẽ giúp doanh nghiệp có được đôi mắt trực quan, so sánh để hiểu rõ ưu - nhược điểm của từng công cụ, từ đó phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm cũng như phối hợp sử dụng các công cụ sao cho hiệu quả.
 
Mặt khác, khi doanh nghiệp ứng dụng nhiều công cụ quản trị và đo lường thì lại không có sự kết hợp, hỗ trợ giữa các công cụ. Ví dụ như xây dựng KPI cho phòng ban nhưng không liên kết với BSC của phòng ban, KPI của từng nhân sự lại không hỗ trợ cho KPI của phòng ban. Giữa các KPI và BSC của các phòng ban cũng không có mối tương quan, cùng phục vụ và hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp. Nếu không có sự gắn kết và tương quan giữa KPI với những công cụ quản trị khác, KPI sẽ không phát huy được hết vai trò của mình.
 
“Một cây làm chẳng nên non” - một công cụ cũng không thể quản trị doanh nghiệp cách toàn diện. Do đó, xây dựng KPI một cách độc tôn, không có sự tìm hiểu hay phối hợp với các công cụ quản trị khác là một sai lầm trong việc xây dựng KPI cho doanh nghiệp.

 

“Một cây làm chẳng nên non” - một công cụ cũng không thể quản trị doanh nghiệp cách toàn diện. Doanh nghiệp không thể thành công nếu chỉ xây dựng KPI mà không ứng dụng và phối hợp với các công cụ quản trị khác."

Sai lầm 5: Xây dựng nhưng không thực thi

Có một số doanh nghiệp cho nhân sự tham gia các khóa học về KPI để họ có thể xây dựng KPI cho doanh nghiệp một cách bài bản. Tuy nhiên, vấn đề là khi họ đã xây dựng được hệ thống KPI thì lại không có người cụ thể đứng ra thực hiện, cũng không có người chịu trách nhiệm giám sát, quản lý. Bên cạnh đó, khi nhân viên không thực hiện theo KPI thì công ty cũng không có hình thức kỷ luật để cảnh báo họ. Hậu quả là hệ thống KPI không được triển khai thực tế.
 
Kế hoạch dù hay đến đâu vẫn chỉ là kế hoạch nếu không có người hành động dựa trên kế hoạch đó. Cũng vậy, xây dựng KPI nhưng không đốc thúc nhân sự làm việc, không tiến hành kiểm tra, đánh giá thì KPI ấy cũng không có giá trị. Sau những thay đổi về mặt tư duy, hiểu đúng và hiểu sâu về KPI, xây dựng được hệ thống KPI hợp lý rồi thì yếu tố quyết định chính là hành động. Chỉ có hành động mới mang lại được kết quả cho doanh nghiệp và phải có kết quả thì KPI mới thực hiện được vai trò đo lường của nó.
“Xây dựng mà không thực thi thì KPI sẽ đo lường điều gì?”

KPI là một trong những công cụ đắc lực hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện và kiểm soát quá trình thực hiện các công việc trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, công cụ có tốt đến đâu mà người dùng không biết cách sử dụng thì công cụ ấy cũng không thể phát huy tốt vai trò của mình. Bên cạnh việc tìm kiếm những “bí quyết”, các doanh nghiệp cũng đừng quên ý thức và tránh vấp phải những sai lầm kể trên để có thể xây dựng KPI cho doanh nghiệp thành công.

Chia sẻ bài viết

Bài viết khác

​CHUYÊN GIA BSC/OKRs/KPIs NỘI BỘ

GROUP COACHING ONLINE CHUYÊN GIA BSC/OKRs/KPIs NỘI BỘ Khóa huấn luyện BSC/OKRs/KPIs của TOPPION ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu này. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều các đơn vị...

NHẬN NGAY TRỌN BỘ COMBO "BÍ KÍP" BSC/KPI

​​   LÝ DO THẤT BẠI KHI TRIỂN KHAI BSC/KPI BSC là công cụ quản trị thực thi chiến lược hiện đại và hiệu quả trên thế giới, nhưng hiện nay có nhiều và...

THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG VÀ 6 LƯU Ý CẦN PHẢI NHỚ

Thẻ điểm cân bằng - Balance Scorecard (BSC) là công cụ quản trị hiện đại được “trọng dụng” ở hầu hết các quốc gia trên thế giới trong thế kỷ 21....

KPIs LÀ GÌ? 3 NGUYÊN TẮC VÀNG TRONG LÀM KPIs

KPIs là viết tắt của cụm từ Key Performance Indicators, được hiểu là chỉ số đo lường và đánh giá hiệu suất của một cá nhân hay bộ phận của công...

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP - "CHẤT KẾT DÍNH" THỜI KHỦNG HOẢNG

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP - “CHẤT KẾT DÍNH” THỜI KHỦNG HOẢNG "Chìa khóa để doanh nghiệp vững vàng trước thử thách là văn hóa doanh nghiệp - 'chất kết dính' để  đội...

"Bí kíp" ứng dụng thành công BSC/KPIs

​​   LÝ DO THẤT BẠI KHI TRIỂN KHAI BSC/KPI BSC là công cụ quản trị thực thi chiến lược hiện đại và hiệu quả trên thế giới, nhưng hiện nay có nhiều và...