KHÁI NIỆM LEADERSHIP | LEADERSHIP LÀ GÌ?

Ngày nay, Leadership được sử dụng và nhắc đến nhiều, nhưng liệu chúng ta đã có một khái niệm nào chính thống?

Có nhiều cách định nghĩa về Leadership, từ đơn giản đến phức tạp, từ ngắn ngọn đến đầy đủ.
Peter Drucker: "The only definition of a leader is someone who has followers."
Theo ông Peter Drucker: Khái niệm duy nhất của lãnh đạo là người có những người đi theo”
Warren Bennis: "Leadership is the capacity to translate vision into reality.”
Còn theo Warren Bennis: Lãnh đạo là một khả năng chuyển đổi từ tầm nhìn thành hiện thực.
Bill Gates: "As we look ahead into the next century, leaders will be those who empower others."
Theo Bill Gates: Như khi chúng ta nhìn về phía trước trong thế kỷ tới, những nhà lãnh đạo sẽ là những người trao quyền cho người khác.

 



Nhưng gần như những khái niệm trên đều đơn giản và có vẻ như chưa đầy đủ. Theo thời gian, qua bao nhiêu thế hệ lãnh đạo, khái niệm Leadership được mở rộng và trở nên đầy đủ hơn, sâu sắc hơn. Nói ngắn gọn, Leadership là một nghệ thuật thúc đẩy một nhóm người hoạt động để đạt được mục tiêu chung. Trong kinh doanh, Leadership là hướng tất cả đội ngũ vào một chiến lược để đạt được mục tiêu và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Định nghĩa trên nhấn mạnh yếu tố truyền cảm hứng và tạo động lực. Nói một cách đơn giản hơn, người có tố chất Leadership là người luôn tạo ra nguồn cảm hứng và người tiên phong trong những hành động mà họ đặt ra. Họ là người trong nhóm có sở hữu giữa sự kết hợp các tính cách của một người lãnh đạo và những kỹ năng lãnh đạo để khiến những người khác muốn đi theo và làm theo định hướng của họ.
Trong kinh doanh, Leadership gắn liền với hiệu suất, dù Leadership ở cấp độ nào thì hiệu suất và lợi nhuận cũng không thể tách rời. Mặc dù Leadership là hướng đến kết quả cuối cùng, là tạo động lực và truyền cảm hứng, nhưng tất cả phục vụ cho lợi nhuận. Nếu một cá nhân trong vai trò là lãnh đạo nhưng không thể đáp ứng được yêu cầu về tỷ suất sinh lời được đặt ra bởi hội đồng quản trị, cổ đông và lãnh đạo cao hơn, thì gần như giá trị leadership ở đây là vô nghĩa. Nên cần phải nhấn mạnh Leadership gắn liền với hiệu suất, mà trong kinh doanh gọi là lợi nhuận.

Leadership có phải là một chức danh không?

Leadership không và chẳng liên quan gì đến thâm niên hay vị trí cấp độ trong cơ cấu phân cấp của doanh nghiệp. Khả năng lãnh đạo sẽ không tự động xảy ra hoặc có được khi bạn đang đạt đến một chức vụ hay mức thu nhập cố định nào cả. Leadership là một khả năng mà dù ở bất cứ vị trí nào, nếu một ai đó trong nhóm có đầy đủ tố chất thì tất nhiên sẽ có khả năng lãnh đạo, dù đó là một tôn giáo, một nhóm người trong cộng đồng, hay kể cả trong một gia đình.

Leadership có phải là management?

Câu trả lời là không. Lãnh đạo và quản lý là hai khái niệm và phạm trù khác nhau, không thể nào đi chung trong cùng một khái niệm được. Nếu nhóm bạn có 20 người dưới bạn, bạn là một quản lý và bạn phải quản lý mọi thứ từ việc lên kế hoạch, đo lường, giám sát, hỗ trợ, đôn đốc, nhắc nhở,…bạn đang là một người quản lý tốt. Điều này hoàn toàn đáng được tuyên dương, nhưng những nhà lãnh đạo họ không làm như thế, Leadership là lãnh đạo, đó là một quá trình ảnh hưởng đến đội nhóm, nhằm tối đa khả năng và nỗ lực của mọi người để giúp bạn và nhóm đạt được mục tiêu. (Theo khái niệm của ông Kevin Kruse viết trên tạp chí Forbes tháng 3/2013 - Kevin Kruse là CEO của LEAD và là tác giả của cuốn “Great Leaders Have No Rules” xuất bản tháng 4/2019).

Lãnh đạo được sinh ra hay tạo ra?

Có những người sinh ra đã được ưu ái cho những tố chất mà giúp họ có nhiều kỹ năng lãnh đạo hơn người khác, bất kỳ ai cũng có thể học cách trở thành lãnh đạo. Trong lịch sử có nhiều những người như thế. Họ không có bất kỳ kinh nghiệm lãnh đạo nào trước đó, nhưng bằng kỹ năng và tố chất của mình, họ là những người đi đầu, dám đứng lên kêu gọi và thuyết phục số đông còn lại làm theo họ để cuối cùng vượt qua biết bao nhiêu cuộc khủng hoảng, bạo động. Họ là những người sở hữu những đặc điểm và phẩm chất mà giúp họ trở thành một người lãnh đạo. Vậy nếu bạn có chút khả năng bẩm sinh, hãy trau dồi và phát triển, có thể bạn sẽ trở thành một người lãnh đạo tuyệt vời.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        
Steve Jobs là một ví dụ điển hình của một người luôn cố gắng để học cách lãnh đạo, mặc dù ông không được sinh ra là một nhà lãnh đạo. Sau khi bắt đầu Apple Computer với Steve Wozniak vào năm 1976, khi công ty đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và bất đồng nội bộ về định hướng tương lai của doanh nghiệp thì ông đã quyết định rút khỏi Apple năm 1985. Sau đó, ông điều hành Pixar Studios và NeXT Computer. Cuối cùng ông đã được Apple mời về làm việc lại vào năm 1997 với tư cách là CEO và tiếp tục phát triển các thương hiệu như iPod, iPhone và nhiều sản phẩm khác mang tính cách mạng như hiện nay.
Steve Jobs nổi tiếng là một nhà lãnh đạo độc đoán và cầu toàn. Những yêu cầu về độ hoàn hảo của Jobs gần như là không có giới hạn. Ông đề cao sự cải tiến, lấy sự tàn bạo và khắt khe làm tiêu chí đánh giá, đối với Jobs tình cảm và sự khoan nhượng là điều vô cùng xa xỉ trong phong cách lãnh đạo của ông. Tuy nhiên, qua thời gian, phong cách lãnh đạo của Steve Jobs cũng dần thay đổi. Năm 1997 khi Jobs quay lại với Apple, ổng trở nên có những biểu hiện tích cực và sự đồng cảm mọi người nhiều hơn. Điều này thể hiện rõ qua sự kiện Apple tuyên bố sai thải hàng loạt nhân viên khi Apple đứng trước bờ vực phá sản năm 1997. Đứng trước thời khắc đó, Steve Jobs đưa ra quyết định cắt giảm 70% các dòng sản phẩm hiện hành, quyết định này đồng nghĩa với việc cắt giảm một số lượng lớn nhân viên. Ngay sau đó ông bày tỏ sự đồng cảm và sự lo lắng cho gia đình những nhân viên bị sa thải.
Jobs qua đời vào ngày 5 tháng 10 năm 2011, ở tuổi 56. Ngay cả sau khi ông qua đời, danh tiếng của ông và Apple vẫn tồn tại. Một bài báo vào tháng 10/2018 trên tạp chí Forbes đã tuyên bố: "Hôm nay, chính xác là bảy năm sau khi Jobs qua đời, tên của ông vẫn được nhắc đến như  một tầm nhìn, một thiên tài và là một nhà đổi mới và biểu tượng." Nếu Jobs không phát triển thành một nhà lãnh đạo, thì có lẽ chúng ta sẽ không có Apple của ngày hôm nay.
 

Chia sẻ bài viết

Bài viết khác

​6 TƯ DUY LÃNH ĐẠO CẦN THAY ĐỔI

Tư duy lãnh đạo là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của một tổ chức. Bởi tư duy lãnh đạo chuẩn mực, đúng đắn sẽ thúc đẩy sự phát triển của...

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VINAMILK

Năm2015 TOPPION vinh dự có cơ hội đồng hành cùng VINAMILK trong dự án xây dựng văn hóa, triển khai áp dụng hệ thống BSC/KPI và huấn luyện Leader Mindset. Tư vấn...

​VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VINGROUP

TOPPION có cơ hội được làm việc cùng các đơn vị thành viên của Vingroup trong 2019 và đánh giá cao đội ngũ lãnh đạo, môi trường văn hóa của Vingroup. Thành...

CHUYÊN GIA TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP

Tái cấu trúc doanh nghiệp là một thuật ngữ phổ biến cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong 20 năm trở lại đây, nhưng thật sự để hiểu tái cấu...

TRỞ THÀNH CHUYÊN GIA BSC/KPIs - CON ĐƯỜNG SỰ NGHIỆP RỘNG MỞ, TẠI SAO KHÔNG?

TRỞ THÀNH CHUYÊN GIA BSC/KPIs - CON ĐƯỜNG SỰ NGHIỆP RỘNG MỞ - TẠI SAO KHÔNG? Những năm gần đây, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được tầm...

DISC LÀ GÌ VÀ ỨNG DỤNG THẾ NÀO ĐỂ BÁN HÀNG HIỆU QUẢ

DISC – một phương pháp phân tích hành vi hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Riêng đối với lĩnh vực kinh doanh, DISC...