NHỮNG “NỖI ÁM ẢNH” CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO

NHỮNG “NỖI ÁM ẢNH” CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO

 

Nếu định nghĩa “sướng” của những “sếp lớn” là được nể trọng, đầy quyền lực, sống trong những điều kiện vật chất sang trọng… thì đúng là làm chủ rất sung sướng. Nhưng bất cứ một ngành nghề nào cũng có “giá” của nó, hãy hình dung điều này qua câu nói nổi tiếng của một nam ca sĩ đình đám: “Nếu bạn muốn ngồi vào vị trí không ai ngồi được, thì phải chịu những cảm giác không ai chịu được.” 


 

Rõ ràng, với mức thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với thu nhập bình quân đầu người, cùng với quyền lực & địa vị xã hội, vốn dĩ lãnh đạo đã là vị trí mà ít người có thể ngồi vào. Đương nhiên, kèm theo là rất nhiều vấn đề khó khăn mà bạn phải đối mặt. Và dưới đây là 5 “nỗi ám ảnh” mà hầu hết những nhà lãnh đạo đều phải trải qua: 


Ám ảnh về thành công
Trong đầu của những nhà doanh nghiệp luôn thường trực công việc. Bạn tin rằng bận rộn chính là điều làm nên giá trị của người thành công, còn người chưa thành công chủ yếu là do họ quá rảnh rỗi. Guồng công việc liên tục mỗi ngày khiến họ tự hào về mình vì luôn tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và mang đến những điều kiện vật chất tốt nhất cho bản thân, gia đình. Nhưng, cuộc sống của người lãnh đạo không chỉ có doanh nghiệp mà còn rất nhiều yếu tố quan trọng khác như sức khỏe, gia đình, các mối quan hệ ngoài mục đích công việc… Nếu không biết cách cân bằng những yếu tố này, chắc chắn sẽ có một ngày bạn kiệt sức, vì lãnh đạo cũng là con người & chịu tác động tâm lý chung của xã hội con người. Khi vai trò làm chồng/vợ không trọn vẹn, giáo dục con cái không đủ tốt, sức khỏe bị bào mòn theo thời gian, chắc chắn, bạn cũng sẽ không thể làm một nhà lãnh đạo tốt & đưa doanh nghiệp phát triển trường tồn theo biến động dĩ nhiên của xã hội.
 

Ám ảnh về sự thất bại

Nỗi sợ thất bại là thứ hầu như thường trực trong đầu của các nhà lãnh đạo. Đó cũng chính là lý do hàng đầu kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp hoặc thậm chí” xóa sổ” một công ty ra khỏi thị trường, đặc biệt là những công ty start up. “Nếu bạn nghĩ thất bại là đường cùng thì nó sẽ là như thế. Còn không, nó chỉ là một điểm dừng tạm thời trên con đường dài tiến đến đích mà thôi”. Thật vậy, nếu bạn sợ hãi thất bại, bạn sẽ không dám làm, và sẽ không có một điều mới mẻ, một sự cải tiến nào được ra đời. Tư duy này không chỉ dừng lại ở bạn, mà cấp cưới của bạn cũng sẽ không dám đưa ra những cách làm mới, họ lẩn quẩn trong những cái “cũ nhưng an toàn & không bị sếp chỉ trích”. Thay vì là nỗi sợ, hãy để thất bại là cơ hội để bạn được sai & có thêm bài học kinh nghiệm.

Ám ảnh về tài sản

Tiền tài, vật chất là thứ ai cũng muốn sở hữu. Nếu bạn kinh doanh hợp pháp & tạo ra giá trị cho xã hội thì mong muốn sở hữu này hoàn toàn chính đáng. Nhưng, nếu thành lập doanh nghiệp & kinh doanh chỉ vì tài sản, để giàu có & thành “đại gia” mà không phải là đến từ mong muốn gầy dựng sự nghiệp, xây dựng một công ty lớn mạnh & trường tồn thì bạn sẽ không bao giờ có thể thỏa mãn, vì tiền là thứ không bao giờ đủ với con người. Nó khiến bạn mất đi động lực kinh doanh mà chỉ muốn làm sao để bảo vệ tài sản có được & có càng nhiều thêm càng tốt, dẫn đến việc duy trì một nguồn lao động chi phí thấp, đầu tư thấp & dần giảm đi chất lượng cùng với sự hài lòng của khách hàng. Đó cũng chính là tiền đề cho một doanh nghiệp “lụi tàn” không sớm cũng muộn khi những đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều.

Ám ảnh về sự thích nghi với thay đổi của thời đại

Để có được vị trí lãnh đạo như hôm nay, mỗi người làm chủ đã phải rất nỗ lực, đối diện với áp lực gấp nhiều lần so với người bình thường. Nhưng sự cố gắng không phải là thứ chỉ cần một vài lần trong suốt chặn đường lãnh đạo mà có thể đảm bảo sự trường tồn của doanh nghiệp. Trong mỗi giai đoạn khác nhau, bạn sẽ đối diện với những thách thức khác nhau, vì vậy mà sự nỗ lực là thứ phải luôn được duy trì. Thời đại thay đổi không ngừng, và tốc độ thay đổi ngày càng nhanh chóng mặt những năm gần đây đã đem đến nỗi ám ảnh to lớn cho nhà doanh nghiệp. Bạn biết rõ câu chuyện “thay đổi hay là c.h.ế.t” nhưng ý chí & sức chịu đựng khó khăn của bạn nếu không được duy trì như những ngày đầu khởi nghiệp thì đồng nghĩa doanh nghiệp sẽ bắt đầu xuống dốc. Nếu bạn lảng tránh việc phải giải quyết nỗi ám ảnh về sự thích nghi này bằng cách thuê CEO và tin rằng họ có thể mang đến cho doanh nghiệp khả năng đương đầu với sự thay đổi thì sẽ không có một sự thích nghi nào xảy ra, vì không một CEO nào có thể giải quyết được những vấn đề mà chủ của họ không có khả năng đương đầu. Nếu muốn doanh nghiệp bền vững, chính người làm chủ phải là người đương đầu với nỗi ám ảnh này của mình.

Ám ảnh về một ngày phải chuyển giao quyền lực

“Lãnh đạo có tuổi, nhưng doanh nghiệp thì không có tuổi. Muốn trường tồn thì phải chuyển giao quyền lực thành công qua nhiều thế hệ.” - trích sách Leader Mindset. Khi đứng trước câu chuyện kế vị, nhà lãnh đạo phải đứng trước rất nhiều vấn đề:

- Không chịu được cảm giác có người thay thế mình “ra lệnh” cho nhân viên, chú trọng vào quyền lực & cho rằng phải trực tiếp điều hành để thể hiện vai trò đứng đầu của mình.

- Ôm đồm công việc & không tin tưởng vào bất cứ ai có thể làm tốt được vai trò quản lý doanh nghiệp ngoài chính mình.

- Nếu chuyển giao thì không biết phải chuyển giao cụ thể những gì cho thế hệ tiếp theo & chuyển giao như thế nào mới hiệu quả.
 

Lãnh đạo không phải là một “nghề” mà là cả một sự nghiệp, nếu đơn giản chỉ là kiếm tiền thì nhà lãnh đạo sẽ không phải đối diện với rất nhiều áp lực & khó khăn mỗi ngày như những phân tích trên. Cách bạn đối diện & giải quyết những “nỗi ám ảnh” như thế nào để đưa doanh nghiệp tăng trưởng & trường tồn, để đời sống lãnh đạo không chỉ có áp lực mà còn là động lực & niềm vui phụ thuộc rất nhiều vào tư duy của người làm chủ. Hãy kiến tạo hạnh phúc cho chính mình bằng cách đương đầu & giải quyết những nỗi ám ảnh bằng việc “xé vỏ kén” để hình thành những tư duy lãnh đạo mới ngay bây giờ.

 

 

 

 

 
 
Chia sẻ bài viết
Các bài viết liên quan: lanhdao, khokhan, noiamanh

Bài viết khác

​6 TƯ DUY LÃNH ĐẠO CẦN THAY ĐỔI

Tư duy lãnh đạo là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của một tổ chức. Bởi tư duy lãnh đạo chuẩn mực, đúng đắn sẽ thúc đẩy sự phát triển của...

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VINAMILK

Năm2015 TOPPION vinh dự có cơ hội đồng hành cùng VINAMILK trong dự án xây dựng văn hóa, triển khai áp dụng hệ thống BSC/KPI và huấn luyện Leader Mindset. Tư vấn...

​VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VINGROUP

TOPPION có cơ hội được làm việc cùng các đơn vị thành viên của Vingroup trong 2019 và đánh giá cao đội ngũ lãnh đạo, môi trường văn hóa của Vingroup. Thành...

CHUYÊN GIA TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP

Tái cấu trúc doanh nghiệp là một thuật ngữ phổ biến cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong 20 năm trở lại đây, nhưng thật sự để hiểu tái cấu...

TRỞ THÀNH CHUYÊN GIA BSC/KPIs - CON ĐƯỜNG SỰ NGHIỆP RỘNG MỞ, TẠI SAO KHÔNG?

TRỞ THÀNH CHUYÊN GIA BSC/KPIs - CON ĐƯỜNG SỰ NGHIỆP RỘNG MỞ - TẠI SAO KHÔNG? Những năm gần đây, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được tầm...

DISC LÀ GÌ VÀ ỨNG DỤNG THẾ NÀO ĐỂ BÁN HÀNG HIỆU QUẢ

DISC – một phương pháp phân tích hành vi hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Riêng đối với lĩnh vực kinh doanh, DISC...