Trạng thái mỉm cười ngay khi chọn lựa là trạng thái đầu tiên của một sự nghiệp hạnh phúc

Tại hội thảo, trả lời câu hỏi giao lưu của Chuyên gia Loan Văn Sơn về “Thế nào là một sự nghiệp hành trình hạnh phúc của bản thân?”, Ms. Vy (Trường ĐH Văn Lang Tp. HCM) cho biết, sự nghiệp hạnh phúc khiến thoải mái, không bị quá nhiều áp lực. Ms. Trinh (25 tuổi, Tp.HCM) cũng chia sẻ, được làm công việc yêu thích, năng lực bản thân đáp ứng cho công việc, nỗ lực của mình có thể giúp tổ chức phát triển, được ghi nhận và bản thân được thăng tiến là một sự nghiệp hạnh phúc.

 
Từ những chia sẻ của các bạn trẻ, và qua những câu chuyện thực tiễn được ẩn dụ ví von, hài hước của con gà và con đại bàng, khi ta chọn làm làm đại bàng thì phải chấp nhận đau lưng, mỏi vai, mệt mỏi khi đi kiếm mồi, chấp nhận mạo hiểm bay cao hơn cơn bão, chọn làm gà thì được an nhàn, không áp lực, không phải đi kiếm mồi nhưng phải chấp nhận bị “làm thịt” bất cứ lúc nào. Nói cách khác, ai cũng muốn mình thành công hơn, muốn sự nghiệp hạnh phúc nhưng mấy ai chấp nhận học bay như đại bàng? Tóm lại, làm gà hay đại bàng không có cái gì xấu cả. Mọi lựa chọn là do chính bản thân chúng ta. Muốn có được sự nghiệp hạnh phúc hãy học cách mỉm cười cho sự lựa chọn của mình; đủ bản lĩnh làm những việc đã lựa chọn; trạng thái mỉm cười ngay khi chọn lựa chính là trạng thái đầu tiên của một sự nghiệp hạnh phúc.
 

 
Tuy nhiên, khi đã chọn làm đại bàng, tại sao chúng ta vẫn chưa cảm thấy hạnh phúc? Đó là vì chúng ta còn cột mình vào “quyền”, “tiền”, “tài”, “danh”, “tình”.
Chuyên gia Sơn giải thích thêm: Hành trình sự nghiệp không nên gắn với chữ “quyền”, quyền chỉ là công cụ trong hành trình. Khi chúng ta bị cột vào “quyền”, “quyền” to hạnh phúc to, quyền bé hạnh phúc bé. Với chữ “tiền”, tiền nhiều đời nở hoa, tiền không nhiều thiếu tự tin. Khi mình chưa là gì trên bản đồ sự nghiệp, mình thân thiện, dễ thương, nhưng khi được tặng bằng khen nhân viên xuất sắc, bỗng dưng đồng nghiệp khó nhờ, đây là biểu hiện của những người cột mình vào chữ “tài”. Với những người cột mình vào chữ “danh”, họ muốn hạnh phúc nhưng lại sợ người khác nói về mình, họ luôn muốn người khác phải đánh giá đúng mình, nếu không thì cảm thấy bị xuống tinh thần và cuộc đời bị không còn hạnh phúc nữa. Với người cột mình vào chữ “tình”, họ chỉ thấy giá trị khi tình cảm, yêu thương mình cho ai cái gì đó và nhận lại được sự yêu thương, qua tâm thì họ mới cảm thấy mình có giá trị. Còn nếu không nhận lại được như kỳ vọng thì họ trách móc đối phương hoặc họ cảm thấy mình ko đáng bị như vậy.
 
Do vậy, chúng ta không nên cột mình vào quyền, tiền, tài, danh, tình vì khi chúng ta không đạt được thì sẽ bị rời vào tình trạng bất ổn và chúng ta sẽ nhận lại một giá rất lớn, đó là không sống bằng cuộc đời của chính mình. Và chỉ khi chúng ta hạnh phúc thì chúng ta mới xây dựng được một đội ngũ làm việc hiệu quả và hạnh phúc.
 
Diễn giả Loan Văn Sơn cũng chia sẻ về 6 cấp độ lãnh đạo để có một đội ngũ hạnh phúc.
 
Cấp độ 1: POSITION (Lãnh đạo bằng chức vụ, quyền hành)
Lãnh đạo lạm quyền, nhân viên đùn đẩy, giấu lỗi, sợ sai, tỉ lệ turn over cao, làm việc tuân thủ chống chế
 
Cấp độ 2: PERMISSION (Lãnh đạo bằng mối quan hệ)
Đội ngũ đi theo lãnh đạo bằng tình cảm “relationship”, want to, đội ngũ 2k thường thích làm việc với sếp gu này, người nào hạp gu thì được giao việc nhiều, làm nhiều, sai nhiều, dẫn đến việc người làm nhiều cũng sẽ nản. Cấp dưới thì có cảm giác lãnh đạo công bằng, văn hóa không rõ ràng, bằng mặt không bằng lòng, ma cũ ăn hiếp ma mới.
 
Cấp độ 3: PRODUCTION (Lãnh đạo bằng năng suất/ hiệu quả)
Lãnh đạo cấp độ 3 thẳng thắn, hướng đến kết quả, nụ cười luôn trên môi. Nhân viên rõ mục tiêu để phấn đấu.
 
Cấp độ 4: PEOPLE DEVELOPMENT (Lãnh đạo bằng phát triển đội ngũ)
Lãnh đạo Cấp độ 4 thường giúp người khác phát triển được, có khả năng nhìn một người với đúng bản chất của họ, lãnh đạo bằng câu hỏi, trao quyền, cho phép người khác thử và sai, coaching tốt.
 
Cấp độ 5: PERSONHOOD (Lãnh đạo bằng làm gương)
Không cần ai động viên, lãnh đạo là hình mẫu để nhân viên nhìn và ước đạt được công việc, cuộc sống và gia đình như vậy.
 
Cấp độ 6: PRESERVATION AND PROGRESS (Lãnh đạo bằng giữ gìn giá trị cốt lõi và cải tiến)
Lãnh đạo bằng triết lý văn hóa tư tưởng, nền văn hóa của tổ chức mạnh mẽ luôn được duy trì, cải tiến và kế thừa.
Thông qua buổi chia sẻ, nhiều bạn trẻ đã nhận ra đâu là giá trị thật để có một sự nghiệp hành trình hạnh phúc trong 90.000 giờ của cuộc đời và làm thế nào để có được hạnh phúc trong từng bước của hành trình cũng như giúp người khác cùng hạnh phúc.
Chia sẻ bài viết

Bài viết khác

HÀNH TRÌNH 10 NĂM NÂNG TẦM LÃNH ĐẠO VÀ DOANH NGHIỆP CỦA TOPPION GROUP

TOPPION GROUP giờ đây được biết đến là đơn vị đào tạo, tư vấn và triển khai hàng đầu tại Việt Nam, đồng hành cùng hàng chục ngàn lãnh đạo và hàng...

KICK OFF: CHUYÊN GIA LOAN VĂN SƠN ĐỒNG HÀNH CÙNG FECON XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA FECON 2022

Để nắm bắt xu hướng đổi mới trong kinh doanh cũng như tổ chức lãnh đạo trong công ty, ngày 24/03/2022 tại Hà Nội, TOPPION GROUP vinh hạnh được cùng Công...

KICK OFF: TOPPION GROUP VINH DỰ ĐỒNG HÀNH CÙNG MINH LONG TRIỂN KHAI XÂY DỰNG HỆ THỐNG VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Sáng nay 6/5/2021 đã diễn ra buổi Lễ Kick off của TOPPION GROUP và các chuyên gia thuộc tập đoàn kết hợp cùng Công ty MINH LONG khởi động dự án Xây...

CHUYÊN GIA LOAN VĂN SƠN LÀ AI

Chuyên gia Loan Văn Sơn là tác giả của cuốn sách “Leader Mindset – Thay đổi tư duy lãnh đạo” - cuốn sách được trích lọc tinh hoa từ khoá học...

Báo DNSG cuối tuần: LOAN VĂN SƠN - Chàng "Mọi" chăn trâu và chiếc ghế tổng giám đốc

Mới ngoài ba mươi tuổi nhưng anh là chuyên gia tái thiết doanh nghiệp, tư vấn triển khai - bảo trì văn hóa doanh nghiệp cho các công ty, tập đoàn...