KÈM CẶP VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

KÈM CẶP VĂN HÓA DOANH NGHIỆP



VÌ SAO CẦN TÌM ĐẾN TOPPION?

  • Áp dụng nhiều lý thuyết để xây dựng văn hóa nhưng vẫn thất bại
  • Đôi khi áp dụng mô hình lý thuyết về xây dựng văn hóa doanh nghiệp đúng nhưng thực thi lại thất bại
  • Khó khăn trong việc xác định mô hình văn hoá nào phù hợp với chiến lược và tổ chức
  • Tổ chức đã nhiều lần quyết tâm thay đổi văn hóa nhưng kết quả nhiều khi còn tệ hơn trước
  • Sử dụng dịch vụ tư vấn hoặc tự triển khai, kết quả bắt đầu rất khởi sắc nhưng kết quả cuối cùng cũng chỉ là: "Đầu voi đuôi chuột"
  • Khởi động xây dựng văn hóa tổ chức rất hào hứng nhưng kết quả đạt được chỉ hời hợt chỉ thể hiện qua các hoạt động phong trào, chương trình đào tạo…
  • Các hoạt động “văn hóa – phong trào” phát sinh từ dự án xây dựng văn hóa chiếm quá nhiều thời gian ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
  • Văn hóa tổ chức không những không thể hỗ trợ cho việc thực thi chiến lược, đôi khi còn cản trở hoặc phá vỡ chiến lược
  • Tổ chức đã mệt mỏi sau nhiều dự án xây dựng văn hóa gây ra nhiều tốn kém về ngân sách cũng như các nguồn lực khác của tổ chức
  • Tổ chức bất lực không biết phải bắt đầu xây dựng văn hóa tổ chức từ đâu?

CÁC THẤT BẠI CỦA TỔ CHỨC BẮT NGUỒN TỪ VĂN HÓA

Sai ngay từ mô hình lý thuyết: Văn hóa là một khái niệm rất trừu tượng của quản trị hiện đại chỉ mới phổ biến từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, chính vì thế nhiều tổ chức đã hiểu không thấu đáo ý nghĩa thực sự của khái niệm này dẫn đến khi triển khai không dựa trên một mô hình lý thuyết phổ quát nào mà chỉ đơn giản đó là một định nghĩa về văn hoá mà thôi.

Mô hình văn hoá không phù hợp: Văn hoá doanh nghiệp rất quan trọng và cần được xây dựng. Ai cũng hiểu được điều đó? Tuy nhiên vấn đề đặt ra là mô hình văn hoá nào sẽ phù hợp với chiến lược? Văn hoá đang tồn tại tại doanh nghiệp có hay không phù hợp với chiến lược sắp tới? Và nên thay đổi mô hình văn hoá theo hướng nào và gìn giữ cái gì?

Tập trung nhiều vào yếu tố không quyết định: Rất nhiều tổ chức tập trung quá nhiều vào tầng văn hóa bên ngoài (chỉ chiếm 30%) mà quên đi yếu tố quan trọng bậc nhất là lãnh đạo (chiếm 70% thành công). Một số tổ chức cũng biết tập trung vào việc phát triển năng lực lãnh đạo để xây dựng văn hóa nhưng thất bại vì không có những chương trình phát triển năng lực lãnh đạo hiệu quả và tiêu chuẩn.

Không duy trì lâu dài: Nhiều tổ chức đã đi đúng hướng ngay từ ban đầu nhưng sau khi thành công lại không duy trì văn hóa đã có dẫn đến văn hóa dần dần không còn hỗ trợ cho thực thi chiến lược.

Không kết nối với Hệ thống phát triển lãnh đạo và Chương trình Chuyển giao thế hệ: nhiều tổ chức đã xây dựng văn hóa rất thành công nhưng một thế hệ lãnh đạo hoặc CEO rút lui thì văn hoá thay đổi theo một hướng hoàn toàn khác và mất đi tính kế thừa.

GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN TỪ TOPPION
 

Đúc rút từ các nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm triển khai thực tiễn trong nhiều năm tư vấn, các chuyên gia của TOPPION đã thiết kế MÔ HÌNH XÂY DỰNG VĂN HÓA TỔ CHỨC: MVP 70/20/10® - Mô hình ứng dụng các kỹ thuật NLP kết hợp Coaching theo công nghệ Feedforward của Marshall Goldsmith. Phần lớn các tổ chức thất bại trong các dự án về văn hóa do chỉ tập trung vào các yếu tố 30% cần thiết nhưng không quan trọng. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi cũng được tổ chức tạo ra rất hoa mỹ nhưng kết thúc của chúng là nằm trên trang website của tổ chức, phần lớn nhân viên đều không biết đến sự tồn tại của nó ngay cả những lãnh đạo cấp cao.

Ngay khi chạm vào yếu tố quan trọng và quyết định 70% bằng các kỹ thuật NLP kết hợp Coaching theo mô hình Feed forward, cả hệ thống bắt đầu chuyển động. Sứ mệnh (Mission), Giá trị (Values) và các Nguyên tắc hành xử (Principles) dần dần ăn sâu vào hành vi của từng thành viên trong tổ chức thông qua những người mà chúng tôi gọi là “NHỮNG HÌNH MẪU CHUẨN”
 


 

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Điện thoại: (028) 3844 2369 | Email: info@toppion.com.vn

 

Giải pháp liên quan